Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Năm 2019
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
tai_lieu_tim_hieu_chuong_trinh_mon_mi_thuat_trong_chuong_tri.pdf
Nội dung tài liệu: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƢƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT Trong Chƣơng trình Giáo dục phổ thông 2018 HÀ N0Ộ I, 2019
- Ngƣời biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Thị Đông, Trƣờng ĐHSP Nghệ thuật Trung ƣơng, Chủ biên chƣơng trình môn Mĩ thuật 2. TS Vƣơng Trọng Đức, Trƣờng ĐH Mỹ thuật Hà Nội 3. TS Nguyễn Minh Quang, Trƣờng ĐH Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh 1
- MỤC LỤC I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC 4 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC 5 III. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC 7 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 9 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 14 VI. PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC 24 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 46 VIII. PHƢƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 2
- KÝ HIỆU VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CT Chƣơng trình DH Dạy học GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực NQ Nghị quyết PC Phẩm chất QH Quốc hội SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TW Trung ƣơng YCCĐ Yêu cầu cần đạt 3
- I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC 1. Vị trí và tên môn học trong chƣơng trình GDPT Trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018, môn Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục Nghệ thuật, đƣợc dạy học từ lớp 1 đến lớp 12. So với chƣơng trình hiện hành, tên môn học không có gì thay đổi nhƣng nội dung môn học không chỉ dạy học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, mà chƣơng trình đƣợc mở rộng thêm phạm vi dạy học ở cấp trung học phổ thông. Theo đó, cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật vừa bảo đảm trang bị học vấn cốt lõi cho học sinh ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa bảo đảm giáo dục định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh ở giai đoạn giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thống nhất mục tiêu hình thành, phát triển các phẩm chất (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo); đồng thời, môn học đặt mục tiêu trọng tâm là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ trong tiến trình giáo dục. 2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn GD cơ bản và GD định hƣớng nghề nghiệp Nội dung giáo dục mĩ thuật đƣợc phân chia theo hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, thời lƣợng dành cho môn học là 35 tiết/ năm học; chƣơng trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới xung quanh; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. Ở giai đoạn giáo dục định hƣớng nghề nghiệp, Mĩ thuật là môn học đƣợc lựa chọn theo nguyện vọng và định hƣớng nghề nghiệp của học sinh, thời lƣợng dành cho môn học là 70/ năm học đối với các nội dung lựa chọn và 35 tiết/ năm học đối với các chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục mĩ thuật đƣợc mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tƣ duy độc lập, khả năng phản biện, phân 4
- tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu đƣợc vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh đƣợc tìm hiểu và có định hƣớng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. 3. Quan hệ với môn học/ hoạt động giáo dục khác Chƣơng trình hiện hành (CT 2006) đặt mục tiêu bồi dƣỡng, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh; tuy nhiên, chƣơng trình chƣa giải quyết tốt mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa môn Mĩ thuật với các môn học/ hoạt động giáo dục khác, cũng nhƣ tính ứng dụng của mĩ thuật vào đời sống thực tiễn. Trong Chƣơng trình môn Mĩ thuật 2018, nội dung giáo dục bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, tự nhiên, xã hội, khoa học công nghệ, nên liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác nhƣ môn Ngữ văn, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử, Địa lí, Toán, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm, Các thành phần của năng lực mĩ thuật là những biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật, sự tác động của nội dung giáo dục mĩ thuật với nội dung giáo dục các môn học/ hoạt động giáo dục khác là sự tác động qua lại, có liên hệ với đời sống văn hóa xã hội. Do vậy, việc dạy học mĩ thuật cần quan tâm đến dạy học tích hợp liên môn, cũng nhƣ kết hợp lồng ghép giáo dục mĩ thuật với các vấn đề mang tính xã hội và đề cao tính ứng dụng của mĩ thuật vào thực tiễn đời sống, góp phần phát triển đời sống thẩm mĩ của mỗi cá nhân và cộng đồng. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Việc xây dựng Chƣơng trình môn Mĩ thuật 2018 đƣợc tiến hành dựa trên các quan điểm cơ bản sau đây: 1. Tuân thủ các quy định cơ bản đƣợc nêu trong Chương trình tổng thể, gồm: - Định hƣớng chung cho tất cả các môn học nhƣ: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hƣớng về nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chƣơng trình. - Định hƣớng xây dựng Chƣơng trình môn Mĩ thuật ở cả hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hƣớng nghề nghiệp. Quan điểm này giúp cho việc xây dựng Chƣơng trình môn Mĩ thuật thống nhất với chƣơng trình tổng thể, nhất quán với chƣơng trình tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong việc xác lập định hƣớng nội dung, cũng nhƣ cách thức diễn giải, trình bày. 2. Tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận văn hoá, nghệ thuật dân tộc và thế giới trên cơ 5
- sở vận dụng những kiến thức cơ bản của mĩ thuật, kết hợp với khoa học giáo dục. Quan điểm này chú trọng đến việc thông qua nền tảng kiến thức cơ bản của mĩ thuật, hƣớng học sinh đến nhận thức về những giá trị thẩm mĩ trong đời sống, xã hội dựa trên tiếp cận các thành tựu văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thế giới, kết hợp với sự phát triển về khoa học giáo dục, nhƣ giáo dục học, tâm lí học và phƣơng pháp giáo dục hiện đại trong dạy - học mĩ thuật; qua đó, hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu, đó là lòng yêu nƣớc, niềm tự hào về truyền thống văn hóa nghệ thuật dân tộc, ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị nghệ thuật dân tộc, tinh hoa văn hóa và những giá trị thẩm mĩ của thời đại trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật và vận dụng thực tiễn; đóng góp vào việc hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh trong giáo dục mĩ thuật. 3. Chƣơng trình môn Mĩ thuật chọn lọc những kiến thức phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học. Quan điểm này dựa trên cơ sở kế thừa mục tiêu, nội dung dạy học và phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp đánh giá kết quả của Chƣơng trình môn Mĩ thuật và môn Thủ công Kĩ thuật (phần Thủ công) hiện hành; đồng thời, tham khảo chƣơng trình của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó chƣơng trình môn học xác định cấu trúc nội dung và kiến thức nền tảng phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, tƣơng thích với xu hƣớng chung của khu vực và thế giới về giáo dục mĩ thuật. 4. Thông qua các nội dung, hình thức tổ chức dạy học, trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu cần đạt, chƣơng trình đƣợc thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với các nhóm đối tƣợng học sinh, các cơ sở giáo dục và địa phƣơng. Trong quá trình thực hiện, chƣơng trình thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, phát triển phù hợp với sự phát triển nghệ thuật và yêu cầu của thực tiễn. Tính linh hoạt và tính cập nhật của Chƣơng trình môn Mĩ thuật đƣợc thể hiện ở nội dung chƣơng trình thiết kế theo hƣớng mở, đặc điểm này cho phép giáo viên và nhà trƣờng lựa chọn một số nội dung giáo dục mĩ thuật phù hợp với địa phƣơng, triển khai kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật phù hợp với điều kiện vùng miền và cơ sở giáo dục, thực hiện dạy học tích hợp, lồng ghép các nội dung ƣu tiên, các vấn đề mang tính toàn cầu nhƣ bình đẳng giới, biến đổi khí 6
- hậu, bảo vệ môi trƣờng, an toàn giao thông, giáo dục tài chính, trong dạy học một cách phù hợp và thiết thực; cũng nhƣ phát hiện những yếu tố cần bổ sung, điều chỉnh chƣơng trình để phù hợp với sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật và thực tiễn đời sống. III. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC 1. Căn cứ xác định mục tiêu chƣơng trình Chƣơng trình môn Mĩ thuật xác định mục tiêu dựa trên một số căn cứ sau: - Yêu cầu của đất nƣớc về giáo dục thể hiện trong các văn kiện chính trị, những nghị quyết về chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển đất nƣớc của Đảng, Chính phủ, Quốc hội. Cụ thể việc đổi mới CT giáo dục phổ thông lần này, cũng nhƣ các môn học khác, mục tiêu CT môn Mĩ thuật đƣợc xác định dựa vào yêu cầu của các Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết 88 của Quốc hội và quyết định 404 của Chính phủ về Đổi mới CT và SGK phổ thông. Các yêu cầu mới của đất nƣớc cũng đã đƣợc thể hiện trong mục tiêu giáo dục nói chung của CT giáo dục tổng thể. - Mục tiêu môn học Mĩ thuật là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục chung đã nêu trong chƣơng trình tổng thể: giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hƣớng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có đƣợc cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nƣớc và nhân loại. - Mục tiêu môn học Mĩ thuật căn cứ vào đặc điểm cấu trúc, vị trí, vai trò và tính chất của môn học trong chƣơng trình phổ thông, trong đó nhấn mạnh đến ƣu thế của giáo dục mĩ thuật là bồi dƣỡng, hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ thông qua nhiều hình thức hoạt động thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo), cũng nhƣ các năng lực đặc thù khác (ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tính toán, công nghệ, thể chất ) ở học sinh. - Mục tiêu môn học Mĩ thuật căn cứ vào mục tiêu của chƣơng trình mĩ thuật hiện hành (CT 2006 không dạy học ở cấp trung học phổ thông )1 và những định 1 Mục tiêu nêu trong CT môn Mĩ thuật (2006): Có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành những hiểu biết cơ bản cần thiết về đường nét, hình khối, màu sắc, đậm nhạt ; có hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam và 7
- hƣớng đổi mới giáo dục mĩ thuật trong những năm gần đây; đồng thời, tiếp cận với xu hƣớng chung của các nƣớc trên thế giới trong xác định mục tiêu về giáo dục mĩ thuật2. - Mục tiêu môn học Mĩ thuật đƣợc xác định dựa trên điều kiện dạy học thực tiễn ở các trƣờng phổ thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập với cách mạng công nghiệp mới. 2. Mục tiêu cụ thể của chƣơng trình 2.1. Mục tiêu chung Chƣơng trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức đƣợc mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hƣớng đƣợc nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.2. Mục tiêu các cấp học 2.2.1. Mục tiêu ở cấp tiểu học Môn Mĩ thuật giúp học sinh bƣớc đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tƣởng tƣợng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bƣớc đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của thế giới; rèn luyện kĩ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo, thực hành vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, tập nặn tạo dáng và phân tích được sơ lược một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam và thế giới, biết vận dụng kĩ năng đó vào cuộc sống. Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người, vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật. 2 Mục tiêu GD mĩ thuật/GD nghệ thuật của một số quốc gia, vùng lãnh thổ: - Hàn Quốc: Nuôi dưỡng sự cảm thụ mang tính bản thân và thế giới xung quanh; nuôi dưỡng khả năng thể hiện và thông hiểu một cách sáng tạo cảm nhận và suy nghĩ; nuôi dưỡng khả năng phán đoán và hiểu được giá trị của mĩ thuật; nuôi dưỡng thái độ yêu mếm và tôn trọng văn hóa; tìm kiếm sự hài hòa của bản thân và thế giới, hiểu giá trị và vai trò của văn hóa thị giác, nuôi dưỡng khả năng tìm hiểu cách thức tham gia vào xã hội thông qua mĩ thuật, - Singapore: Mục đích của GD nghệ thuật là giúp HS cảm thụ và trân trọng nghệ thuật . - Bỉ: Những mục tiêu cụ thể của GD nghệ thuật phù hợp hoàn toàn với các mục tiêu lớn của GD. GD nghệ thuật có thể giữ vị trí của nó như tất cả các loại hoạt động GD khác, bản chất của nó là đánh thức: đánh thức về bản thân, về người khác, về thế giới - Đan Mạch: GD mĩ thuật có mục tiêu cơ bản là cung cấp cho HS kiến thức và các kĩ năng cần thiết trong các lĩnh vực như Sáng tạo tranh ảnh, Hiểu biết về tranh ảnh, Giao tiếp bằng tranh ảnh. 8
- sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 2.2.2. Mục tiêu ở cấp trung học cơ sở Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật ở cấp tiểu học, thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; có ý thức kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời đại, làm nền tảng cho việc phát triển các phẩm chất yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển năng lực tự chủ và tự học, có ý thức định hƣớng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học. 2.2.3. Mục tiêu ở cấp trung học phổ thông Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực mĩ thuật đã đƣợc hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản và các phẩm chất yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua nhiều hình thức hoạt động; phát triển tƣ duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, kĩ năng thực hành, giao tiếp và hợp tác; ý thức tôn trọng và phát huy văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá nghệ thuật và thành tựu khoa học, công nghệ của thời đại, phát triển năng lực tự chủ và tự học; tăng cƣờng hiểu biết về kiến thức mĩ thuật trong các lĩnh vực ngành nghề có liên quan, bồi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, có định hƣớng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt Chƣơng trình môn Mĩ thuật xác định các yêu cầu cần đạt dựa trên một số căn cứ sau: - Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của giáo dục phổ thông nêu trong Chƣơng trình tổng thể: Giúp ngƣời học hình thành và phát triển các phẩm chất (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thể chất, thẩm mĩ, ); bên cạnh việc hình thành, phát triển các phẩm chất, năng lực chung, chƣơng trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dƣỡng năng lực đặc biệt (năng 9
- khiếu) của học sinh. - Kế hoạch giáo dục và những định hƣớng cơ bản về nội dung, phƣơng pháp giáo dục, đánh giá kết quả của môn học trong CT tổng thể; trong đó trọng tâm là mục tiêu yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học: Hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển các năng lực chung, cũng nhƣ góp phần phát triển các năng lực đặc thù khác cho học sinh. - Kế thừa và phát triển các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT môn Mĩ thuật và CT môn Thủ công, Kỹ thuật (phần Thủ công) hiện hành3 (CT 2006). - Tham khảo việc xác định chuẩn đầu ra CT môn học của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới4, kết hợp tham vấn chuyên gia tƣ vấn quốc tế về giáo dục mĩ thuật. - Đặc điểm tâm – sinh lí học sinh và điều kiện thực tiễn dạy học ở các trƣờng phổ thông Việt Nam. 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dƣỡng phẩm chất cho HS Chƣơng trình môn Mĩ thuật góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu theo mức độ cụ thể, phù hợp với từng cấp học đƣợc quy định trong Chƣơng trình tổng thể. Trong tiến trình giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, giáo viên giúp học sinh nuôi dƣỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức về tình yêu gia đình, quê hƣơng, tình thân ái giữa con ngƣời với con ngƣời, ý thức bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa, thẩm mĩ; trân trọng các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ; bồi dƣỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, ý thức tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động và ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, làm việc và sử dụng, bảo quản các đồ dùng, công cụ, thiết bị dạy học; kích thích hứng thú, khích lệ sự tự tin ở học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát 3 Nhƣ chú thích 1 4 Singapore, Hàn Quốc, Philipines, Đan Mạch, Bỉ, Anh, Australia, Cộng hoà Liên bang Đức, 10
- triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân, cộng đồng. 3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS Môn Mĩ thuật có nhiều ƣu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung đã đƣợc nêu trong CT tổng thể, gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Những năng lực chung này (cũng nhƣ một số năng lực đặc thù khác) đƣợc phản ánh trong năng lực mĩ thuật và đƣợc hình thành, phát triển không chỉ thông qua nội dung dạy học mà còn thông qua phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học với việc chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học trong tiến trình giáo dục. Sau đây là một số lƣu ý trong tổ chức dạy học mĩ thuật góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung cho học sinh: – Trong tổ chức dạy học mĩ thuật, góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng với sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh. Đặc biệt, cần khích lệ học sinh sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua tự chuẩn bị, tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn nguồn vật liệu, họa phẩm, phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; biết xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch, dự án học tập, và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm; biết lƣu trữ và xử lí thông tin bằng các hình thức phù hợp. – Để góp phần hình thành, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, trong dạy tiến trình giáo dục, giáo viên cần quán triệt lồng ghép, tích hợp hoạt động thực hành với thảo luận thông qua các phƣơng pháp, hình thức tổ chức da dạng, tạo cơ hội cho học sinh đƣợc thƣờng xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ những thông tin tìm hiểu về tác giả/nghệ sĩ, về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật; cũng nhƣ giới thiệu kết quả học tập, sản phẩm thực hành của cá nhân, của bạn bè và khích lệ học sinh bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm về thẩm mĩ, tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp tác khác nhau. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc trƣng của dạy học mĩ thuật, vì vậy, trong tổ chức dạy học, giáo viên cần chú trọng lựa chọn, vận dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp học sinh có cơ hội vận 11
- dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu, khám phá và thực hành, trải nghiệm, phát hiện yếu tố thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống; khích lệ học sinh chia sẻ, đề xuất vấn đề, ý tƣởng thẩm mĩ và lựa chọn giải pháp thể hiện; khuyến khích học sinh tiếp tục đổi mới trong tiến trình học tập/ thực hành trên cơ sở nhận thức và tƣ duy phản biện thẩm mĩ, góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở học sinh. 4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS Chƣơng trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Dƣới đây là mô hình năng lực mĩ thuật: Theo đó, năng lực mĩ thuật đƣợc hình thành, phát triển cho học sinh thông qua các biểu hiện sau: - Quan sát và nhận thức thẩm mĩ + Cấp tiểu học: Nhận biết đƣợc một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; Nhận biết đƣợc một số yếu tố tạo hình ở đối tƣợng thẩm mĩ; Nhận biết đƣợc dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Bƣớc đầu cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của đối tƣợng thẩm mĩ; Nhận biết đƣợc chủ đề của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; Bƣớc đầu nhận biết đƣợc giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống; Biết liên tƣởng vẻ đẹp của đối tƣợng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo. + Cấp trung học cơ sở: Nhận biết đƣợc yếu tố thẩm mĩ trong đời sống; Nhận biết đƣợc yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tƣợng thẩm mĩ; Nhận biết đƣợc giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật. Cảm nhận 12
- đƣợc vẻ đẹp của đối tƣợng thẩm mĩ; Nhận biết đƣợc ý tƣởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; Nhận biết đƣợc giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống; Biết liên hệ giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật với thực hành sáng tạo. + Cấp trung học phổ thông: Nhận biết đƣợc yếu tố thẩm mĩ đặc trƣng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác; Nhận biết đƣợc giá trị thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đặc trƣng của một số ngành nghề, liên quan đến nghệ thuật thị giác. Cảm nhận đƣợc đặc điểm thẩm mĩ của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác; Nhận biết đƣợc ý tƣởng thẩm mĩ của sản phẩm, tác phẩm đặc trƣng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác; Nhận biết đƣợc giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật đặc trƣng của một số ngành nghề trong đời sống; Liên hệ đƣợc yếu tố thẩm mĩ đặc trƣng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác với thực hành, sáng tạo. - Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ + Cấp tiểu học: Nêu đƣợc ý tƣởng thể hiện đối tƣợng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản; Vận dụng đƣợc một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tƣởng thẩm mĩ; Vận dụng đƣợc một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản; Sử dụng đƣợc một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo. Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản; Biết trƣng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập; Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. + Cấp trung học cơ sở: Nêu đƣợc ý tƣởng thể hiện đối tƣợng thẩm mĩ; Lựa chọn đƣợc hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tƣởng thẩm mĩ; Vận dụng đƣợc một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành sáng tạo; Sử dụng đƣợc một số công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo. Thể hiện đƣợc tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo; Biết cách trƣng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập; Vận dụng đƣợc sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. + Cấp trung học phổ thông: Đề xuất đƣợc ý tƣởng thể hiện đối tƣợng thẩm mĩ một cách có cơ sở lí luận; Lựa chọn đƣợc hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện yếu tố thẩm mĩ đặc trƣng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác; Vận dụng đƣợc một số yếu tố, nguyên lí tạo hình trong thực hành, sáng tạo thể hiện yếu tố thẩm mĩ đặc trƣng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác; Phối hợp sử dụng đƣợc công cụ, thiết bị công nghệ trong thực 13
- hành sáng tạo. Biết cách thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo; Biết cách truyền thông về sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học tập; Vận dụng đƣợc ý tƣởng thẩm mĩ, khả năng hiện thực hoá ý tƣởng thẩm mĩ để sáng tạo sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. - Phân tích và đánh giá thẩm mĩ + Cấp tiểu học: Chia sẻ đƣợc cảm nhận về đối tƣợng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản; Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật; Mô tả đƣợc một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. Bƣớc đầu đánh giá đƣợc đối tƣợng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố và nguyên lí tạo hình; Bƣớc đầu học hỏi đƣợc kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tƣợng thẩm mĩ. + Cấp trung học cơ sở: Phân tích, chia sẻ đƣợc cảm nhận về đối tƣợng thẩm mĩ; Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trƣờng phái, phong cách nghệ thuật; Mô tả, phân tích đƣợc yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trƣờng phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. Đánh giá đƣợc đối tƣợng thẩm mĩ thông qua yếu tố và nguyên lí tạo hình; Học hỏi đƣợc kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tƣợng thẩm mĩ. + Cấp trung học phổ thông: Phân tích đƣợc yếu tố thẩm mĩ đặc trƣng một số ngành nghề trong thực tiễn, liên quan đến nghệ thuật thị giác; Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm đặc trƣng một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác; Mô tả, phân tích đƣợc giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm, tác phẩm đặc trƣng của một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác trong thực tiễn đời sống; Thể hiện đƣợc quan điểm cá nhân trong cảm thụ, phân tích nghệ thuật. Đánh giá đƣợc một số yếu tố thẩm mĩ thể hiện đặc trƣng ngành nghề ở sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật thị giác; Biết vận dụng vào thực tiễn kinh nghiệm thực hành sáng tạo học hỏi đƣợc thông qua đánh giá đối tƣợng thẩm mĩ. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chƣơng trình môn học Chƣơng trình môn học xác định nội dung giáo dục dựa trên một số căn cứ sau: - Yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục phổ thông đã đƣợc xác định trong Nghị quyết số 88/2014/QH13:“Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định 14
- hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”. - Định hƣớng nội dung, kế hoạch giáo dục giáo dục đối với từng giai đoạn giáo dục và định hƣớng nội dung Giáo dục Mĩ thuật trong chƣơng trình tổng thể. - Mục tiêu, quan điểm xây dựng chƣơng trình, yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật của chƣơng trình. - Kế thừa ƣu điểm mạch nội dung chƣơng trình hiện hành (CT 2006) của môn Mĩ thuật và môn Thủ công, Kĩ thuật (phần Thủ công)5. - Tiếp cận với xu hƣớng quốc tế, cập nhật nội dung khoa học môn học dựa trên cơ sở nghiên cứu chƣơng trình môn học của một số quốc gia, vùng lãnh thổ, kết hợp tham vấn chuyên gia tƣ vấn quốc tế6 về GD Mĩ thuật, rút ra các xu hƣớng chung trong xác lập nội dung giáo dục Mĩ thuật của chƣơng trình môn học để vận dụng vào Việt Nam. - Đặc điểm tâm – sinh lí học sinh và điều kiện dạy học ở các trƣờng phổ thông Việt Nam. 2. Nội dung giáo dục cụ thể của chƣơng trình môn học 2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chƣơng trình môn học Nội dung giáo dục môn học Mĩ thuật trong văn bản CT bao gồm: 1) Nội dung khái quát; 2) yêu cầu cần đạt và nội dung giáo dục cụ thể ở các lớp. Nội dung khái quát là những nội dung cốt lõi của chƣơng trình trên cơ sở phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng 7. Yêu cầu cần đạt và nội dung giáo dục cụ thể ở các lớp đƣợc trình bày theo hai cột, gồm yêu cầu cần đạt và nội dung. Yêu cầu cần đạt là sự cụ thể hoá mục tiêu giáo dục, là căn cứ để kiểm soát và đánh giá kết quả học tập, trong đó 5 Ví dụ những điểm kế thừa nội dung Ct hiện hành ở giai đoạn GD cơ bản (CT hiện hành không DH ở cấp THPT): - Môn Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu (nét, hình, khối, bố cục, đậm nhạt, ), Vẽ trang trí (màu sắc, họa tiết, trang trí cơ bản, trang trí ứng dụng, ), Vẽ tranh (đề tài, bố cục, nét, hình , màu sắc, ), Thƣờng thức mĩ thuật (xem tranh thiếu nhi, họa sĩ; tác phẩm hội họa, điêu khắc, ), Tập nặn, tạo dáng (hình khối, con vật, dáng ngƣời, qủa, cây, ). - Môn Thủ công các lớp 1, 2, 3: Xé, cắt, dán giấy; gấp hình; phối hợp gấp, cắt, dán hình; làm đồ chơi đơn giản; cắt, dán chữ cái đơn giản; 6 Nhƣ chú thích 3 7Theo NĐ 22/2018 NĐ CP về hƣớng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan, tại điều 13 đã ghi: 1)Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, đi êu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, 2) Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp 15