Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

pdf 47 trang Hiền Nhi 26/06/2025 60
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_tim_hieu_chuong_trinh_mon_giao_duc_the_chat_trong_c.pdf

Nội dung tài liệu: Tài liệu tìm hiểu chương trình môn Giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 MỤC LỤC HÀ NỘI, 2019 0
  2. MỤC LỤC I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC 2 II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC 3 III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3 IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 6 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 7 VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC 10 VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1
  3. I. Đặc điểm của môn học 1. Vị trí và tên môn học trong chương trình giáo dục phổ thông Trong chương trình giáo dục phổ thông, có nhiều môn học chỉ xuất hiện ở một cấp học hoặc một số lớp. Giáo dục thể chất là môn học được học từ lớp 1 đến lớp 12. Tên môn Giáo dục thể chất này được sử dụng cho cả ba cấp học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Như vậy, về tên gọi so với chương trình hiện hành là có thay đổi, từ tên gọi môn Thể dục (chương trình hiện hành), sang tên môn Giáo dục thể chất ở chương trình mới, về cơ bản vị trí môn học trong chương trình mới không thay đổi so với chương trình hiện hành. 2. Vai trò và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp Chương trình môn Giáo dục thể chất mới chú trọng mục tiêu và giải pháp giúp học sinh phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực; kết hợp phát triển các năng lực chung như: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, song song với phát triển các năng lực đặc thù như: năng lực chăm sóc sức khoẻ, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao; kết hợp phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Thông qua những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao. Môn học Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao. Về nội dung cốt lõi của môn học: điểm khác biệt trong thiết kế Chương trình môn Giáo dục thể chất mới là căn cứ vào các yêu cầu cần đạt mà xác định nội dung môn học, bao gồm các mạch kiến thức chung, vận động cơ bản và hoạt động thể thao phù hợp (thể thao tự chọn), nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học. Chương trình môn Giáo dục thể chất mới phân chia nội dung dạy học theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình cả hai giai đoạn đều được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng chăm sóc sức khỏe, vận động cơ bản và hoạt động thể thao. Tuy nhiên, nội dung giáo dục ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng: – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mục tiêu của giai đoạn này giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức 2
  4. khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Trong giai đoạn này Chương trình môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Môn học tiếp tục củng cố và phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp. 3. Quan hệ với môn học và hoạt động giáo dục khác Chương trình môn Giáo dục thể chất mới nhấn mạnh thêm tính công cụ và tính chất tổng hợp liên ngành, thể hiện rõ mối quan hệ qua lại giữa các môn học: Nội dung Chương trình môn Giáo dục thể chất mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hóa, đạo đức, triết học, lịch sử, địa lí, nghệ thuật, nên liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học tự nhiên, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, Tin học, Các kĩ năng được phát triển trong môn Giáo dục thể chất, với chức năng giúp học sinh học các môn khác thuận lợi, hiệu quả hơn; ngược lại nội dung giáo dục của các môn học khác cũng cung cấp thêm dữ liệu để môn Giáo dục thể chất khai thác; vì vậy việc dạy học Giáo dục thể chất cần bảo đảm tinh thần tích hợp liên môn, đề cao yêu cầu liên hệ và vận dụng vào hoạt động thực tiễn hằng ngày. II. Quan điểm xây dựng chương trình môn học Chương trình môn Giáo dục thể chất tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học TDTT và khoa học sư phạm hiện đại Chương trình môn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm – sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh, từ đó làm cơ sở giúp cho học sinh Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của mỗi địa phương. Chương trình môn Giáo dục thể chất vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm của các Chương trình Thể dục đã có, đặc biệt là Chương trình hiện hành. III. Mục tiêu của chương trình môn học Giáo dục thể chất 1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình 3
  5. 1.1. Yêu cầu của đất nước về giáo dục thế hệ trẻ trong mỗi giai đoạn Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường, đòi hỏi người lao động phải có những phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà trường, thông qua các môn học, phải góp phần đáp ứng yêu cầu đó. 1.2. Đặc trưng của môn học Mỗi môn học có đặc trưng và thế mạnh riêng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nói chung. Môn Giáo dục thể chất là môn học cơ sở, có ưu thế nổi trội trong việc phát triển thể lực và sức khỏe, giúp cho người học phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; 1.3. Tham khảo mục tiêu môn học của một số nước có nền giáo dục tiên tiến Môn Giáo dục thể chất là môn học có trong nhà trường của tất cả các nước trên thế giới. Để hội nhập được với thế giới, nhằm đào tạo được những thế hệ công dân mới vừa mang bản sắc dân tộc vừa có khả năng hội nhập với toàn cầu, việc tham khảo mục tiêu giáo dục của môn Giáo dục thể chất trong Chương trình Giáo dục phổ thông của các nước là cần thiết, 2. Mục tiêu cụ thể của chương trình 2.1. Mục tiêu chung - Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân có ích, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. - Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; hình thành nhân cách và phát triển cá tính. - Môn Giáo dục thể chất góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2.2. Mục tiêu ở cấp tiểu học - Môn Giáo dục thể chất ở cấp tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong, phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích; nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể; bước đầu hình thành thói quen tập thể dục; thể hiện sự yêu thích tập luyện thể dục thể thao; có trách nhiệm với tập thể và ý thức giúp đỡ bạn trong tập luyện; tự giác, dũng cảm, thường xuyên tập luyện TDTT. 4
  6. - Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành; môn Giáo dục thể chất còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội, - Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực thể chất như: năng lực chăm sóc sức khoẻ; năng lực vận động cơ bản; năng lực hoạt động thể dục thể thao. 2.3. Mục tiêu ở cấp Trung học cơ sở Giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu về phẩm chất như: nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao. - Tiếp tục phát triển các năng lực chung như: học sinh phát triển các năng lực hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành; tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tổ chức các hoạt động trò chơi và thi đấu có tính đồng đội, - Phát triển năng lực thể chất như: năng lực chăm sóc sức khoẻ; vận động cơ bản và hoạt động thể thao. Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh huy động những hiểu biết, những khả năng của mình để thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp nhằm không ngừng nâng cao sức khỏe và phát triển thể lực. 2.4. Mục tiêu ở cấp Trung học phổ thông - Giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; nâng cao và mở rộng yêu cầu về phẩm chất như: chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác cùng tham gia các hoạt động thể dục thể thao; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. - Giúp học sinh tiếp tục phát triển các năng lực chung ở mức cao hơn trong các hoạt động như: tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành; phân tích được tình huống trong luyện tập, trong cuộc sống, phát hiện và trao đổi, trình bày, tranh luận, chia sẻ và phối hợp được với bạn để thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội, - Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực thể chất như: biết lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bản thân trong quá trình tập luyện và đời 5
  7. sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ. Biết lựa chọn các hình thức tập luyện thể thao phù hợp để hoàn thiện kĩ năng vận động, đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện đại, đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp của hoạt động thể dục thể thao và thể hiện được nhu cầu tập luyện thể thao. Có khả năng giao tiếp, hợp tác với mọi người để tổ chức hoạt động thể dục thể thao trong cuộc sống. IV. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt Một trong những điểm mới của việc xây dựng chương trình các môn học lần này là thiết kế theo sơ đồ ngược (back-maping); cụ thể là các môn học cần bắt đầu từ mục tiêu để xác định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực (kết quả đầu ra). Sau đó từ kết quả đầu ra này mà lựa chọn, đề xuất các nội dung dạy học. + Từ mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông + Từ mục tiêu Chương trình môn Giáo dục thể chất + Kế thừa từ chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Thể dục hiện hành 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh Môn học Giáo dục thể chất là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả năm phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) cho học sinh ở tất cả các cấp học. Đây là các phẩm chất mà môn học Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh: 3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh Năng lực tự chủ và tự học: thông qua vận động cơ bản và các hình thức hoạt động Thể dục thể thao. Học sinh biết tự tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nguồn tư liệu, thông tin phù hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập của mình; biết lưu trữ và xử lí thông tin một cách hợp lí. Năng lực giao tiếp và hợp tác: môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội. Từ đó, học sinh được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giáo dục thể chất luôn đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người học tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận kiến thức mà còn trong việc tiến hành tập luyện sao cho hình thành kĩ năng vận động một cách hiệu quả nhất. 4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh 6
  8. Môn Giáo dục thể chất có ưu thế hình thành và phát triển năng lực chăm sóc sức khỏe; năng lực vận động cơ bản và năng lực hoạt động thể dục thể thao cho học sinh. Năng lực chăm sóc sức khỏe chủ yếu thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động rèn luyện thể chất ở nhà trường, việc hình thành năng lực này dần dần qua từng lớp học, cấp học. Năng lực vận động cơ bản là năng lực được học sinh thể hiện qua việc xác nhận được nội dung các vận động cơ bản trong chương trình môn học. Thực hiện được các kĩ năng trong vận động cơ bản để phát triển các tố chất thể lực thông qua quan sát tranh ảnh, video kĩ thuật; động tác mẫu của giáo viên để thực hiện được các nội dung trong chương trình môn học Giáo dục thể chất. Năng lực hoạt động thể thao được thể hiện ở khả năng nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục thể thao đối với cơ thể. Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù hợp với bản thân và tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục thể thao. Mặc dù nhà trường phổ thông không đặt ra mục tiêu đào tạo vận động viên. Tuy nhiên thông qua môn học này góp phần phát hiện, bồi dưỡng các học sinh có tố chất đặc biệt, những học sinh có năng khiếu thể thao, nhằm cung cấp nguồn tài năng thể thao cho nước nhà. V. Nội dung giáo dục 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học + Căn cứ mục tiêu giáo dục và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực + Căn cứ kết quả nghiên cứu về chương trình môn học, trong đó có Chương trình môn học Thể dục hiện hành + Hệ thống kiến thức môn Giáo dục thể chất + Xu thế quốc tế về phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn Giáo dục thể chất nói riêng 2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình môn học Giáo dục thể chất 2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình môn học Trong Chương trình Giáo dục thể chất mới, nội dung giáo dục cụ thể được trình bày thành hai cột: cột bên trái là nêu hệ thống yêu cầu cần đạt như là căn cứ xác định và mục tiêu cần hướng đến của nội dung dạy học, cột bên phải nêu hệ thống kiến thức về kiến thức chung, vận động cơ bản, thể thao tự chọn và ngữ liệu dạy học như là phương tiện phục vụ cho việc hình thành và phát triển các yêu cầu cần đạt về kĩ năng vận động, thể thao tự chọn, nêu ở cột bên trái. Các yêu cầu cần đạt được thể hiện bằng một số động từ biểu đạt yêu cầu về năng lực (thực hành được, đánh giá được, vận dụng được) như: nhận biết được, thực hiện được, phân tích được, hoàn thành được, đánh giá được, 7
  9. biết sửa sai, xử lí được, tự sửa được, lựa chọn được, hướng dẫn được, Các nội dung dạy học ở cột bên phải được thể hiện bằng danh từ chỉ những đơn vị kiến thức và ngữ liệu cần dạy. Nội dung giáo dục của môn học được thể hiện ở tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 12). 2.2. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học 2.2.1. Về yêu cầu cần đạt Cấp tiểu học: đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng thực hiện đội hình đội ngũ, kĩ năng thực hiện bài tập thể dục, kĩ năng thực hiện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, bước đầu hình thành kĩ năng thực hiện trong môn thể thao tự chọn. Cấp trung học cơ sở: đáp ứng được yêu cầu về kĩ năng thực hiện Chạy cự li ngắn, kĩ năng chạy cự li trung bình, kĩ năng ném bóng, kĩ năng nhảy cao, nhảy xa, kĩ năng thực hiện bài tập thể dục, kĩ năng thực hiện môn thể thao tự chọn. Cấp trung học phổ thông: ở cấp THPT môn học GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ TDTT (các môn thể thao tự chọn). Các yêu cầu cần đạt của mỗi kĩ năng được cụ thể hóa với các mức độ (độ khó) cho từng lớp 10, lớp 11, lớp 12; phù hợp với từng đối tượng (tâm - sinh lí lứa tuổi) và tăng dần từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. 2.2.2. Về nội dung dạy học + Cấp tiểu học: những kĩ năng sơ giản về vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện; về vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện; về những yếu tố môi trường tự nhiên có lợi, có hại trong tập luyện; về vệ sinh trong mỗi giờ học cần phải: khởi động, tập luyện, hồi phục, nghỉ ngơi sau tập luyện; về chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện. HS có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu và thực hiện được các kiến thức chung có liên quan và vận dụng được trong tập luyện hằng ngày. Vận động cơ bản gồm: Đội hình đội ngũ, các tư thế hoạt động vận động cơ bản của đầu, cổ, tay, chân; các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể, các bài tập phối hợp di chuyển các hướng, Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi (ở các lớp 1,2,3); các động tác thể dục kết hợp sử dụng đạo cụ (cờ, hoa, vòng, gậy) phù hợp với đặc điểm lứa tuổi (lớp 4, lớp 5); Trò chơi bổ trợ khéo léo, mềm dẻo, phối hợp vận động. Thể thao tự chọn gồm: tập luyện một trong các nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí - lứa tuổi, giới tính; các trò chơi vận động bổ trợ môn thể thao ưa thích đã lựa chọn. + Cấp Trung học cơ sở: Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát triển thể chất; biết lựa chọn và sử dụng các yếu tố của môi trường tự nhiên có lợi cho sức khoẻ để tập luyện. Biết lựa chọn và sử dụng chế độ 8
  10. dinh dưỡng thích hợp với bản thân trong tập luyện thể dục thể thao. Bước đầu biết sử dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và phát triển tố chất thể lực. Vận động cơ bản gồm: các bài tập rèn luyện kĩ năng chạy, nhảy, ném, và các trò chơi rèn luyện kĩ năng vận động và phản xạ của nội dung, bài tập thể dục liên hoàn, bài thể dục nhịp điệu bao. Ngoài ra trò chơi là một hình thức được sử dụng nhằm bổ trợ cho học sinh phát triển sự khéo léo và khả năng phối hợp vận động, Thể thao tự chọn: Căn cứ vào điều kiện dạy học của địa phương và nhà trường, định hướng cho học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp trong số các môn thể thao được sử dụng trong Hội khoẻ Phù đổng các cấp, trong giải thi đấu quốc gia và quốc tế, các môn thể thao truyền thống của địa phương + Cấp trung học phổ thông: Hiểu và sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực. Hướng dẫn được người khác sử dụng các yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng, ) và dinh dưỡng để rèn luyện sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực. Môn Thể thao tự chọn: Căn cứ vào điều kiện dạy học của địa phương và nhà trường, định hướng cho học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp trong số các môn thể thao được sử dụng trong Hội khoẻ Phù đổng các cấp, trong giải thi đấu quốc gia và quốc tế, các môn thể thao truyền thống của địa phương 2.2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học Kế thừa là một nguyên tắc và cũng là một trong các cơ sở khoa học quan trọng để thiết kế Chương trình môn học Giáo dục thể chất mới. Về mục tiêu: kế thừa tiếp tục mục tiêu coi trọng phát triển về sức khỏe, thể lực; đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực; có kĩ năng vận động cần thiết trong cuộc sống; có tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, tinh thần tập thể và phẩm chất đạo đức, Về nội dung: tiếp tục tập trung vào hệ thống kiến thức (ở cấp tiểu học: đội hình đội ngũ; Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; bài tập thể dục, trò chơi vận động; ở cấp trung học cơ sở: các nội dung học Chạy, Nhảy, Ném, Thể thao tự chọn, ) Về phương pháp dạy học: tính kế thừa của chương trình mới thể hiện ở chủ trương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, Về kiểm tra, đánh giá: kế thừa tất cả các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống còn hợp lí và đáp ứng được yêu cầu mới nhằm kiểm tra đánh giá đúng về phẩm chất và năng lực người học. Đánh giá kết quả giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2.2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong chương trình môn học 9
  11. Chương trình Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu, tham khảo Chương trình môn Giáo dục thể chất của các nước có nền giáo dục phát triển như Đức, Hàn quốc, Singapore, Scotland, Nga, Nhật Bản, từ kinh nghiệm phát triển chương trình môn học nêu trên như là xu thế chung của việc phát triển chương trình mà ban soạn thảo đã chắt lọc và vận dụng vào việc biên soạn chương trình Giáo dục thể chất mới: + Chuyển từ chương trình nội dung sang chương trình phát triển năng lực; coi trọng sự vận dụng kiến thức để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong tập luyện và hoạt động trong đời sống hằng ngày. + Xây dựng chương trình theo hướng mở: chú trọng chuẩn năng lực (đầu ra); chỉ bắt buộc một số nội dung kiến thức thiết yếu, dành quyền tự chủ, linh hoạt, sáng tạo cho tác giả Sách giáo khoa, giáo viên và học sinh; đa dạng hóa nguồn tài liệu, thông tin + Thực hiện tích hợp và phân hóa trong xây dựng chương trình từ nội dung đến phương pháp dạy học; + Chú trọng hình thành và phát triển phương pháp học, dạy cách học; dạy cách tập luyện cho học sinh, phát huy tính chủ động; tích cực của người học; đa dạng hóa các hình thức luyện tập; + Đánh giá theo kết quả năng lực, coi trọng sự sáng tạo; hạn chế tính chủ quan, chống áp đặt, Việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế không có nghĩa là bê nguyên xi, áp dụng một cách máy móc, gượng ép nội dung và cách thức của nước ngoài vào việc xây dựng chương trình môn học, mà chủ yếu là cập nhật, vận dụng có hiệu quả các xu thế chung. Vấn đề này đã được môn Giáo dục thể chất mới tổ chức thực hiện. 3. Những thay đổi cơ bản về nội dung môn học Giáo dục thể chất của chương trình Giáo dục phổ thông so với chương trình Thể dục hiện hành + Chương trình Thể dục hiện hành số tiết học của lớp 1 là: 35 tiết/năm; nay số tiết của chương trình Giáo dục thể chất mới là 70 tiết /năm. + Chương trình mới môn thể thao tự chọn được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; + Đối với cấp THPT thì căn cứ vào điều kiện dạy học của địa phương và nhà trường, định hướng cho học sinh lựa chọn nội dung thể thao phù hợp trong số các môn thể thao được sử dụng trong Hội khoẻ Phù đổng các cấp, trong giải thi đấu quốc gia và quốc tế, các môn thể thao truyền thống của địa phương, nội dung thể thao tự chọn gồm 3 nhóm: (a) Nhóm kĩ thuật cơ bản, dành cho lớp 10; (b) nhóm kĩ thuật nâng cao, dành cho lớp 11, (c) nhóm vận dụng, thi đấu, dành cho lớp 12, VI. Phương pháp giáo dục 1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình môn học 10
  12. + Căn cứ vào yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục phổ thông của Đảng; Quốc hội và Chính phủ + Căn cứ vào mục tiêu môn học gồm mục tiêu chung và mục tiêu từng cấp học + Căn cứ vào nội dung môn học + Căn cứ vào định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình tổng thể + Căn cứ vào thành tựu nghiên cứu về phương pháp giáo dục hiện đại 2. Phương pháp giáo dục của chương trình môn học Giáo dục thể chất ở các cấp học 2.1. Định hướng chung - Phát huy tính tích cực của người học. - Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; - Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn, sử dụng nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ học sinh; - Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn. 2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với những bài học khác nhau ở cấp tiểu học; THCS; THPT của môn Giáo dục thể chất 2.2.1. Phương pháp tập thể (phương pháp đồng loạt) Ưu điểm chính của nó là cho phép giáo viên luôn trực tiếp chỉ đạo cả lớp. Phương pháp này có thể áp dụng khi không có những thiết bị tập luyện phức tạp. 2.2.2. Phương pháp phân nhóm (chia tổ luyện tập) Ưu điểm của phương pháp này là cho phép giáo viên chú ý có lựa chọn đến học sinh đang thực hiện những động tác phức tạp có thể bảo hiểm hoặc giúp đỡ. 2.2.3. Phương pháp tập luyện vòng tròn Dưới sự hướng dẫn tổ chức tập luyện của giáo viên ở tất cả các địa điểm tập luyện, các nhóm đồng thời thực hiện động tác của nhóm mình với lượng vận động đã được giáo viên quy định, 2.2.4. Phương pháp cá nhân (tổ chức cá biệt) Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải có tính tổ chức cao, quan tâm đến kết quả tập luyện và có trình độ chuẩn bị khá để thực hiện các bài một cách độc lập. Đồng thời phải có thiết bị cơ sở vật chất tốt và đảm bảo an toàn. 2.3. Bài soạn minh họa ở cấp tiểu học/THCS/THPT 2.3.1. Hướng dẫn soạn giáo án + Xác định mục tiêu bài học/chủ đề: khi xác định mục tiêu của bài dạy gồm: 11
  13. - Hình thành và phát triển những phẩm chất gì? (có thể là một phẩm chất hoặc hơn một phẩm cần đạt được của bài học) - Hình thành và phát triển những năng lực gì? (ghi rõ năng lực đặc thù, năng lực chung). + Biên soạn nội dung dạy học: là công việc đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện một cách nghiêm túc, nhằm làm cho giáo án giảng dạy bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính khả thi khi tổ chức thực hiện, công việc bao gồm: - Kẻ cột theo yêu cầu chung của giáo án giảng dạy (từ 4 -5 cột, nên kẻ 5 cột để thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động của giáo viên và của hoc sinh trong bài dạy. - Hoạt động của phần Cơ bản (hay phần Trọng động), cứ mỗi hoạt động thực hiện học động tác mới hay ôn động tác đã học thì tương ứng với hoạt động này sẽ là hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh và cũng tương ứng với các hoạt động của giáo viên và học sinh là cần xác định số lần thực hiện và thời gian thực hiện của lượng vận động đó. Cần sắp xếp hợp lí các hoạt động sao cho phù hợp về thời gian với số lần thực hiện hoạt động đó. - Hoạt động phần Kết thúc bài học, cách tổ chức biên soạn cũng tương tự như đã nêu ở hoạt động phần cơ bản. + Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp sử dụng chính trong bài dạy là phương pháp gì? - Hình thức tổ chức dạy học chính trong bài dạy là hình thức nào? + Thiết kế hoạt động dạy học Giáo án giảng dạy để sử dụng khi lên lớp có thể như nhau đối với một khối lớp. Song việc chuẩn bị một kế hoạch bài dạy được bắt đầu từ các mục tiêu cụ thể của một tiết học và căn cứ vào kết quả các tiết dạy trước đó, đặc điểm điều kiện tập luyện và đặc điểm tâm lí, sinh lí, trình độ vận động của học sinh. Giảng dạy môn học Giáo dục thể chất ở phổ thông theo Chương trình môn Giáo dục thể chất mới có thể soạn theo cấu trúc như sau: Tên Giáo án bài dạy: ( . tiết) I. Mục tiêu bài học 1. Về phẩm chất : Bài học góp phần bồi dưỡng 2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực: 2.1. Năng lực chung 2.2. Năng lực đặc thù II. Địa điểm – Phương tiện - Địa điểm: . - Phương tiện: 12
  14. III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - Phương pháp dạy học chính: - Hình thức dạy học chính: IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC LVĐ Phương pháp tổ chức và yêu cầu Nội dung TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Phần Mở đầu - p - GV nhận lớp phổ biến nội Đội hình nhận lớp 1. Nhận lớp: dung, yêu cầu của giờ học. - Hoạt động của cán sự - p * * * * * * - Hỏi thăm sức khỏe của HS * * * * * * - Hoạt động của giáo và trang phục tập luyện. * * * * * * viên Số lần GV x nhịp - Giáo viên di chuyển và - Cán sự tập trung lớp, điểm 2. Khởi động: quan sát, chỉ dẫn cho HS số, báo cáo tình hình lớp a. Khởi động chung thực hiện. học cho GV. - Xoay các khớp cổ tay, - Cán sự điều khiển lớp khởi cổ chân, vai, hông, gối, - p Số lần * Lưu ý: Khi khởi động GV động chung (không phải là b. Khởi động chuyên môn x nhịp nên kết hợp với âm nhạc mới học) - Các động tác bổ trợ nhằm tạo sự hưng phấn, tích Đội hình khởi động: chuyên môn. cực hơn cho HS trong giờ - p học (với cơ sở có điều kiện - HS tích cực, chủ động c. Tổ chức chơi trò chơi Số lần thực hiện). tham gia khởi động vận động phù hợp - GV tổ chức chơi trò chơi - HS quan sát, lắng nghe (GV tự chọn). cho HS theo trình tự tổ chức GV chỉ dẫn để vận dụng vào của trò chơi tập luyện + HS tích cực - p tham gia trò chơi vận động theo chỉ dẫn của GV. II. Phần Cơ bản - p Số lần x * Giáo viên làm mẫu và cho * Đội hình HS quan sát GV * Động tác1: . nhịp HS xem tranh ảnh động tác làm mẫu động tác -có thể sử * Tư thế chuẩn bị: - p được học: dung đội hình sau: - Giáo viên chọn vị trí thích + HS đứng thành những hợp làm mẫu và cho HS hàng ngang quay mặt vào - p Số lần x xem tranh, để giúp tất cả HS trong quan sát GV làm mẫu. * Động tác: nhịp đều quan sát được động tác * * * * cần học. * * * * * Động tác 2: . - GV nêu tên động tác để GV * Tư thế chuẩn bị: - p Số lần x HS biết, chú ý quán sát * * * * nhịp * Giáo viên tổ chức cho HS * * * * luyện tập các nội dung dưới - HS quan sát, lắng nghe * Động tác: 13