Tài liệu Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trung học Cơ sở

pdf 12 trang Hiền Nhi 30/04/2025 450
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_su_dung_va_phan_tich_ket_qua_danh_gia_theo_duong_ph.pdf

Nội dung tài liệu: Tài liệu Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở Trung học Cơ sở

  1. NỘI DUNG 4: SỬ DỤNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ 1. Những vấn đề chung về xử lý và phản hồi kết quả đánh giá 1.1. Xử lý kết quả đánh giá1 1.1.1. Xử lý dưới dạng định tính Các thông tin định tính thu thập hàng ngày trong quá trình dạy học, bao gồm: Các bản mô tả các sự kiện, các nhận xét thường nhật, các phiếu quan sát, bảng kiểm, phiếu hỏi, thang đo , thể hiện các chỉ báo đánh giá của giáo viên, của phụ huynh, của bạn bè, học sinh tự đánh giá được tập hợp lại. Giáo viên lập thành các bảng mô tả đặc trưng hoặc ma trận có sử dụng các tiêu chí đối chiếu với các mục tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá, từ đó đưa ra các quyết định đánh giá như công nhận học sinh đạt hay chưa đạt yêu cầu của môn học. Để việc xử lý kết quả đánh giá dưới dạng định tính được chính xác và khách quan, giáo viên cần dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt để đưa ra các tiêu chí đánh giá, mỗi tiêu chí lại gồm có các chỉ báo mô tả các biểu hiện hành vi đặc trưng để có bằng chứng rõ ràng cho việc đánh giá. 1.1.2. Xử lý dưới dạng định lượng Các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ có tính điểm sẽ được quy đổi theo hệ số, sau đó tính điểm trung bình cộng để xếp loại học sinh. Trong thực tế, các cơ quan chỉ đạo, quản lí giáo dục sẽ có các văn bản hướng dẫn chi tiết cách tính điểm trung bình, xếp loại kết qủa đánh giá, giáo viên cần tuân thủ các quy định này. Các kết quả đánh giá dạng cho điểm trên nhóm mẫu đủ lớn thường sử dụng các phép toán thống kê mô tả (tính các tham số định tâm như giá trị trung bình, độ lệch, phương sai, sai 1 Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2015), Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội
  2. số ) và thống kê suy luận (tương quan, hồi quy ). Điểm thô của mỗi cá nhân trên một phép đo được quy đổi thành điểm chuẩn dựa trên điểm trung bình và độ lệch để tiện so sánh từng cá nhân giữa các phép đo. 1.2. Phản hồi kết quả đánh giá 1.2.1. Các hình thức thể hiện kết quả đánh giá - Thể hiện bằng điểm số: Thông báo điểm số kết quả thực hiện của học sinh với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với môn học quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông. Kết quả đánh giá được cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì cần quy đổi về thang điểm 10. - Thể hiện bằng nhận xét: Đưa ra những nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong quá trình học tập môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Thể hiện kết hợp giữa nhận xét và điểm số: Đưa ra những nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học. - Thể hiện qua việc miêu tả mức năng lực học sinh đạt được: Căn cứ vào kết quả học sinh đạt được so với yêu cầu cần đạt của môn học, giáo viên đưa ra những miêu tả về mức năng lực đã đạt được của học sinh kèm theo những minh chứng, trên cơ sở đó xác định đường phát triển năng lực của người học và đưa ra những biện pháp giúp người học tiến bộ trong những giai đoạn học tập tiếp theo. 1.2.2. Các phương thức công bố và phản hồi kết quả đánh giá 2 a) Thông tin bằng văn bản Giáo viên và nhà trường có thể thông báo công khai kết qủa trên các bảng thông báo kết qủa về các điểm kiểm tra. Với phương thức này, giáo viên có thể gửi tới phụ 2 Trần Thị Tuyết Oanh, (2009), Đánh giá kết quả học tập, NXB ĐHSP Hà Nội.
  3. huynh học sinh và học sinh kết quả đạt được về phẩm chất và năng lực, những thông báo này có thể được tiến hành thường xuyên hàng tháng, sau mỗi học kỳ, khi kết thúc năm học, đồng thời đưa ra những kiến nghị để gia đình và học sinh cùng có những phương hướng phối hợp để thúc đẩy học sinh tiến bộ. Để giúp học sinh và gia đình học sinh tin tưởng và hy vọng vào sự tiến bộ, giáo viên khi phản hồi kết quả đánh giá nên bắt đầu bằng những điều tích cực mà học sinh đã đạt được và thông báo kết quả, đồng thời đưa ra những đề nghị trong giai đoạn tiếp theo. b) Thông tin qua điện thoại Giáo viên có thể gọi điện thoại thông báo và trao đổi với phụ huynh và học sinh về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh một cách ngắn gọn. Nên gọi điện cho gia đình trong những trường hợp có những tin tích cực về học sinh hoặc những đề nghị của nhà trường đối với gia đình, với học sinh. Không nên trao đổi qua điện thoại những vấn đề phức tạp. c) Thông qua họp phụ huynh học sinh Đây là hình thức phổ biến nhất để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh về kết quả đạt được của học sinh. Hình thức thông bào kết qủa này cần được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo đầy đủ các nội dung sẽ thông báo, chuẩn bị những câu hỏi đặt ra cho phụ huynh. Sự chân thành, nhiệt tình và trách nhiệm và sẵn sàng lắng nghe của giáo viên sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về học sinh, tìm ra biện pháp để phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường, nâng cao mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực cho học sinh. d) Thông qua sổ liên lạc điện tử Sổ liên lạc điện tử là kênh thông tin giữa nhà trường và phụ huynh qua tin nhắn (SMS) và Internet. Qua kênh này, phụ huynh nhanh chóng nhận được những thông tin về học hành cũng như điểm số giữa nhà trường và con em mình. Sổ liên lạc điện tử được áp dụng nhiều năm nay ở nhiều nước trên thế giới như Sổ liên lạc điện tử qua web, email, tin nhắn. Ở Việt
  4. Nam hiện nay hình thức Sổ liên lạc điện tử thông qua tin nhắn là hình thức phổ biến nhất. Mỗi học sinh có một bộ hồ sơ chứa thông tin về quá trình học tập của mình gọi là “Học bạ điện tử”. Ứng dụng sổ liên lạc giúp phụ huynh tra cứu thông tin trong học bạ điện tử của con em mình, dễ dàng nắm bắt thông tin về tình hình học tập hàng ngày của con em cũng như các nhận xét, đánh giá của giáo viên về sự tiến bộ trong học tập và rèn luyện của học sinh. 2. Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh Trong đánh giá phát triển năng lực học sinh, giáo viên phải ghi nhận sự tiến bộ của học sinh thông qua việc thu thập, mô tả, phân tích, giải thích các hành vi đạt được của học sinh theo các mức độ từ thấp đến cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành tố của mỗi năng lực cần đo (yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018). Dưới đây là sự cụ thể hóa các công việc đó của người giáo viên khi đánh giá phát triển năng lực học sinh. 2.1. Thu thập bằng chứng về sự tiến bộ của học sinh Có nhiều dạng bằng chứng chứng minh cho sự phát triển năng lực của người học như điểm số bài kiểm tra, thành tích học tập, thái độ học tập, động lực, sở thích, chiến lược học tập, mức độ thực hiện hành vi của người học. Tuy nhiên, với một số dạng bằng chứng như kết quả kiểm tra tự luận, hồ sơ học tập, thảo luận nhóm, quan sát hành vi , giáo viên phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn để nhận đinh kết quả đó của học sinh (đánh giá bằng nhận xét). Vì thế, công cụ giúp tường minh hóa quá trình thu thập chứng cứ để tăng cường tính khách quan hóa trong đánh giá sự tiến bộ của học sinh là Rubric. Theo đó, Rubric này sẽ thể hiện rõ quy tắc cho điểm hoặc mã hóa chất lượng hành vi có thể quan sát được của người học, nó bao gồm các chỉ số hành vi và tập hợp các tiêu chí chất lượng về các hành vi đó. Như vậy, căn cứ vào Rubric, giáo viên sẽ sử dụng nó làm tham chiếu để thu thập các bằng chứng về sự tiến bộ của học sinh. Để thiết lập được Rubric này, giáo viên cần: - Quyết định những kiểu hành vi nào và bao nhiêu hành vi là đủ để rút ra kết luận về sự phát triển năng lực. - Thiết lập khung đánh giá sự phát triển năng lực. Khung này giáo viên căn cứ vào các thành tố của năng lực và yêu cầu cần đạt của nó (đã được xác định trong chương trình giáo dục phổ
  5. thông tổng thể) và các kiểu hành vi đã xác định theo yêu cầu trên để có một khung đánh giá sự phát triển năng lực (minh họa ở bảng 1); - Thiết lập Rubric tham chiếu để thu thập bằng chứng. Trên cơ sở các hành vi trong khung năng lực, giáo viên sẽ phải xác định rõ mức độ đạt được cho mỗi hành vi (tiêu chí chất lượng hành vi) dựa trên của yêu cần đạt của năng lực đã được xác định sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 (minh họa bảng 2), Bảng 1: Khung đánh giá sự phát triển năng lực tự chủ và tự học TT THÀNH CHỈ SỐ HÀNH VI YÊU CẦU CẦN ĐẠT PHẦN (Tiêu chí chất lượng hành vi) 1. Thực hiện những 1. Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc 1 Tự lực công việc của bản thân của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; trong học tập và trong 2. Không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, cuộc sống; ỷ lại. 2. Có thái độ với những hành vi dựa dẫm, ỷ lại 2 Tự khẳng 3. Hiểu biết về quyền, 3. Hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; định và bảo nhu cầu cá nhân; 4. Biết phân biệt quyền, nhu cầuchính đáng và vệ quyền, 4. Phân biệt quyền, nhu không chính đáng nhu cầu cầu chính đáng và chính đáng không chính đáng 5. Nhận biết tình cảm, 5. Nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và Tự điều cảm xúc của bản thân hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến 3 chỉnh tình và ảnh hưởng của tình hành vi. cảm, thái độ, cảm, cảm xúc đến hành 6. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hành vi của vi hợp trong học tập và đời sống; mình 6. Có hành vi phù hợp 7. Không đua đòi ăn diện lãng phí, nghịch ngợm, trong học tập và đời càn quấy; sống; 8. Không cổ vũ hoặc làm những việc xấu. 9. Biết thực hiện kiên trì kếhoạch học tập, lao động
  6. 7. Vận dụng những 10. Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến Thích ứng kiến thức, kĩ năng đã thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để 4 với cuộc học hoặc kinh nghiệm giải quyết vấn đề trong những tình huống mới sống đã có để giải quyết 11. Bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn vấn đề. cảnh; 12. Kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc cần thiết đã định. 8. Nhận thức sở thích, 13. Nhận thức được sở thích, khả năng của bản Hướng nghề khả năng của bản thân. thân. 5 nghiệp 9. Nắm một số thông 14. Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế tin về các ngành nghề trong đời sống xã hội. 10. Lựa chọn hướng 15. Nắm được một sốthông tin chính về các ngành phát triển sau trung học nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực cơ sở. sản xuất chủ yếu; 16. Lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở. 6 Tự học, tự 11. Lập và thực hiện kế 17. Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu hoàn thiện hoạch học tập; thực hiện 13. Nhận ra và điều 18 Biết lập và thực hiện kếhoạch học tập; chỉnh những sai sót, 19. Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hạn chế của bản thân hợp; 20. Lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khoá; 21. Ghi chú bài giảng của giáo viên theo các ý chính. 22. Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chếcủa bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; 23. Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợcủa người khác khi gặp khó khăn trong học tập. 24. Biết rèn luyện, khắc phục những hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hộị
  7. Bảng 2: Rubric tham chiếu để thu thập bằng chứng cho sự tiến bộ của học sinh thông qua một số hành vi của năng lực tư chủ và tự học HÀNH VI MỨC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG (Bằng chứng) MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 Thực hiện những Không chủ động, Chủ động, chưa tích Chủ động, tích công việc của bản không tích cực thực cực thực hiện những cực thực hiện thân trong học tập hiện những công công việc của bản thân những công việc và trong cuộc sống; việc của bản thân trong học tập và trong của bản thân trong trong học tập và cuộc sống học tập và trong cuộc sống cuộc sống; Có thái độ với Đồng tình với Đôi khi không đồng Không đồng tình những hành vi dựa những hành vi sống tình với những hành vi với những hành vi dẫm, ỷ lại dựa dẫm, ỷ lại. sống dựa dẫm, ỷ lại. sống dựa dẫm, ỷ lại. Hiểu biết về Chưa hiểu biết về Hiểu biết một phần về Hiểu biết đầy đủ quyền, nhu cầu cá quyền, nhu cầu cá quyền, nhu cầu cá nhân về quyền, nhu nhân; nhân cầu cá nhân; Phân biệt quyền, Chưa phân biệt Biết phân biệt quyền, Phân biệt rõ nhu cầu chính đáng được quyền, nhu cầu nhu cầu chính đáng và quyền, nhu cầu và không chính chính đáng và không chính đáng chính đáng và đáng không chính đáng không chính đáng Rubric trên đây được sử dụng như là một công cụ làm tham chiếu cho mức độ đạt được mỗi hành vi của học sinh. Tại mỗi mức độ đạt được hành vi của học sinh, sẽ là bằng chứng giáo viên thu thập được (bảng 3). Bảng 3: Bằng chứng thu thập được từ hành vi của học sinh để đánh giá năng lực tự chủ và tự học. HÀNH VI CHẤT LƯỢNG HÀNH VI ĐIỂM
  8. (bằng chứng) Thực hiện những công việc Không chủ động, không tích cực thực hiện 0 của bản thân trong học tập và những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; cuộc sống Có thái độ với những hành vi Không đồng tình với những hành vi sống dựa 3 dựa dẫm, ỷ lại dẫm, ỷ lại. Hiểu biết về quyền, nhu Hiểu biết đầy đủ về quyền, nhu cầu cá nhân; 3 cầu cá nhân; 2.2. Phân tích, giải thích bằng chứng Mỗi năng lực chung thường được phát triển từ nhiều môn học/lĩnh vực khác nhau, trong đó mỗi môn học/lĩnh vực có thể phát triển một số thành tố, hành vi cụ thể được quy định ở cấu trúc năng lực đó, vì vậy, hoạt động đánh giá năng lực có thể được thực hiện ở 4 cấu phần khác nhau của hệ thống đánh giá người học: Đánh giá trên lớp; đánh giá của trường; thi tốt nghiệp; khảo sát quốc gia. Trong phạm vi tài liệu này, chỉ đề cập đến việc phân tích, giải thích sự tiến bộ của học sinh ở đánh giá trên lớp. Việc giải thích sự tiến bộ của học sinh ở đánh giá trên lớp chủ yếu sử dụng cách tiếp cận tham chiếu cá nhân (Rubric tham chiếu- minh họa bảng 2) và hướng theo chuẩn đánh giá năng lực (minh họa bảng 1). Để giải thích cho sự tiến bộ của học sinh, giáo viên có thể tiến hành như sau: - Thu thập bằng chứng thông qua sản phẩm học tập và quan sát các hành vi của học sinh (những gì học sinh nói, viết, làm và tạo ra), trên cơ sở sử dụng Rubric đã thiết kế làm tham chiếu (đánh dấu những gì quan sát được- minh họa như bảng 3); - Sử dụng bằng chứng để đánh giá kiến thức, kĩ năng học sinh đã có (những gì học sinh đã biết được, đã làm được) trong thời điểm hiện tại để sẵn sàng cho việc học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu.
  9. - Sử dụng bằng chứng để suy đoán những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa đạt được và cần đạt được (những gì học sinh có thể học được) nếu được giáo viên hỗ trợ, can thiệp phù hợp với những gì học sinh đã biết và đã làm được. Ở bước này, giáo viên có thể cho học sinh làm các bài test phù hợp để xác định những gì học sinh có thể học được tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu; - Lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp để giúp học sinh tiếp tục học ở quá trình học tập kế tiếp trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã có ở quá trình học tập ngay trước đó; - Hợp tác với các giáo viên khác để thống nhất sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập bằng chứng, tập trung xác định những kiến thức, kĩ năng học sinh cần phải có ở quá trình học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực, chia sẻ các biện pháp can thiệp, tác động và quan sát các ảnh hưởng của nó. 3. Báo cáo sự phát triển năng lực của cá nhân học sinh Sự phát triển năng lực của cá nhân học sinh được báo cáo theo hai cách: năng lực tổng thể và từng thành tố của năng lưc. 3.1. Báo cáo sự phát triển năng lực tổng thể (báo cáo sự sẵn sàng học tập) Báo cáo theo cách này sẽ mô tả mức độ phát triển năng lực tổng kết các kĩ năng mà học sinh đã làm chủ và kĩ năng cần được hỗ trợ thêm. Các thông tin trên nhấn mạnh đến sự sẵn sàng học tập của học sinh cho giai đoạn giáo dục tiếp theo nên còn gọi là báo cáo sự sẵn sàng học tập. Mẫu báo cáo này được cấu trúc làm 3 phần: Phần mở đầu là những thông tin về học sinh: Họ tên, mã học sinh, tên môn học, ngày làm test; phần thứ hai là đường phát triển năng lực với những mô tả chi tiết cho các mức độ; phần thứ ba là vị trí của học sinh trên đường phát triển năng lực (Mẫu 1)
  10. Mẫu 1: Báo cáo sự phát triển năng lực (tự chủ và tự học) tổng thể của học sinh A Họ tên học sinh: Nguyễn Văn A Mã học sinh: ; Lớp: ; Trường: Môn học: Ngày làm test: Mô tả mức độ phát triển năng lực: - Các kĩ năng đã có: Tự lực; tự khẳng định và bảo về quyền, nhu cầu chính đáng của bản thân; tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân mới đang ở mức nhận biết được tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi. - Các kĩ năng tiếp tục được hình thành: Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình; thích ứng với cuộc sống; hướng nghề nghiệp; tự học, tự hoàn thiện. Vị trí của học sinh trên đường phát triển năng lực: Học sinh A đã làm chủ được kiến thức, kĩ năng ở mức 1, mức 2 và sang đến đầu mức 3, đang sẵn sàng chuyển lên vị trí giữa mức 3 nếu nhận được sự hỗ trợ, can thiệp sư phạm thích hợp. 3.2. Báo cáo sự tiến bộ của học sinh (báo cáo hồ sơ học tập)
  11. Mẫu 2: Báo cáo sự tiến bộ của học sinh (trong phát triển năng lực tự chủ và tự học) Họ tên học sinh: Nguyễn Văn A Mã học sinh: ; Lớp: ; Trường: Môn học: ; Ngày làm test: Thành tố/kĩ năng: Tự học; Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng Mô tả mức độ tiến bộ: Đường phát triển của thành tố Tự lực Đường phát triển của thành tố Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng 2. Có thái độ với Chưa có thái độ 2. Phân biệt những không đồng tình với những quyền, nhu hành vi cầu chính hành vi sống Biết phân biệt quyền, sống dựa dựa dẫm, ỷ lại đáng và dẫm, ỷ lại. nhu cầu chính đáng và không chính đáng không chính đáng 1.Thực hiện Hiểu rõ về những Chủ động, quyền, nhu 1. Hiểu biết công việc chưa tích cực cầu cá nhân về quyền, nhu của bản thực hiện cầu cá nhân; những công thân trong việc của bản học tập và thân trong trong cuộc học tập và sống; trong cuộc sống; - Ở thành tố Tự lực, học sinh A mới đạt ở mức 1 là chủ động nhưng chưa tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; chưa có thái độ không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. Với biểu hiện như vậy, học sinh A sắp đạt đến mức 1 (vạch ngang màu tím) và đang sẵn sàng chuyển lên cuối mức 1 nếu nhận được sự hỗ trợ, can thiệp sư phạm thích hợp; - Ở thành tố Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng, học sinh đã đạt ở mức 2 là biết phân biệt quyền, nhu cầu chính đáng và không chính đáng. Với biểu hiện như vậy, học sinh A sắp đạt đến giữa mức 2 (vạch ngang màu nâu đỏ) và đang sẵn sàng chuyển lên giữa mức 2 nếu nhận được sự hỗ trợ, can thiệp sư phạm thích hợp. Như vậy, ở thành tố này, học sinh có sự tiến bộ hơn so với thành tố Tự lực.
  12. Báo cáo theo cách này thể hiện sự tiến bộ của cá nhân học sinh ở mỗi lĩnh vực học tập hoặc mỗi thành tố thuộc cấu trúc của năng lực. Mẫu báo cáo này cũng gồm 3 phần: Phần mở đầu là những thông tin về học sinh: Họ tên, mã học sinh, tên môn học, ngày làm test, lĩnh vực/ thành tố thuộc cấu trúc của năng lực; phần thứ hai là đường phát triển từng thành tố của năng lực với những mô tả chi tiết cho các mức độ tiến bộ của học sinh; phần thứ ba là vị trí của học sinh trên đường phát triển từng thành tố của năng lực và so với giai đoạn trước (Mẫu 2).