Tài liệu Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Cơ sở môn giáo dục công dân - Năm 2020
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Cơ sở môn giáo dục công dân - Năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
tai_lieu_huong_dan_boi_duong_giao_vien_pho_thong_cot_can_mo.docx
Nội dung tài liệu: Tài liệu Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Cơ sở môn giáo dục công dân - Năm 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH ETEP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN (Bồi dưỡng trực tiếp) MÔ ĐUN 2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 1. ThS. Đỗ Công Nam, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2. TS. Ngô Bá Khiêm, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 3. TS. Mai Thu Trang, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 4. ThS. Đỗ Thị Thuý Yến, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 5. TS . Phạm Mạnh Thắng, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 6. ThS. Cao Thành Tấn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 7. ThS. Mai Mỹ Hạnh, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 8. TS. Đặng Xuân Điều, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
- MỤC LỤC KÝ HIỆU VIẾT 5 CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ 6 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 10 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN 10 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN 11 3. NỘI DUNG CHÍNH 11 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 11 5. TÀI LIỆU ĐỌC 51 NỘI DUNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 51 NỘI DUNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 78 NỘI DUNG 3. LỰA CHỌN, SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC MỘT CHỦ ĐỀ TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 89 PHỤ LỤC 132 PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA 132 PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP 144 PHỤ LỤC 3: KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC 147 ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
- KÝ HIỆU VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ BCV Báo cáo viên CT Chương trình GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông HV Học viên GD Giáo dục GDCD Giáo dục công dân DHDTDA Dạy học dựa trên dự án KHDH Kế hoạch dạy học1 PPDH Phương pháp dạy học 1 Một số cách diễn giải khác (1) Là kế hoạch và dàn ý lên lớp của giáo viên, bao gồm chủ đề/bài học của giờ lên lớp, mục đích giáo dục (GD) và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của giáo viên, khâu kiểm tra đánh giá (2) Là bản thiết kế cho tiến trình một chủ đề/bài học, là bản kế hoạch mà người giáo viên dự định sẽ thực hiện tổ chức trên lớp/ trên nhóm đối tượng HS nào đó. Với một chủ đề/ bài học nào đó, với những đối tượng HS khác nhau, với những giáo viên khác nhau thì sẽ có những bản kế hoạch dạy học (giáo án) khác nhau.
- Thuật ngữ, khái niệm Giải thích Là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là Giáo dục công dân tình cảm, nhận thức, niềm tin, cách ứng xử, kĩ năng sống, bản lĩnh để phát triển và sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giáo dục học sinh ý thức, hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; Giáo dục đạo đức trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất đạo đức chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch để hình thành cho học sinh những hành động tích cực, hành vi lành mạnh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật để tự nhận thức, quản lí và tự bảo vệ bản thân; trên cơ Giáo dục kĩ năng sống sở đó hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh có ý thức, hành vi phù hợp với quy định của pháp luật; có tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp về pháp luật, Giáo dục pháp luật trên cơ sở đó hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
- Thuật ngữ, khái niệm Giải thích Là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch giúp học sinh có ý thức và hoạt động kinh tế phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật; có tri thức phổ thông, cơ bản, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề Giáo dục kinh tế nghiệp về kinh tế; trên cơ sở đó hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Là năng lực nhận biết chuẩn mực hành vi, đạo đức, Năng lực điều chỉnh pháp luật; đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và hành vi người khác; từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Là năng lực tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế Năng lực phát triển hoạch hoàn thiện bản thân nhằm nâng cao giá trị bản bản thân thân, đạt những mục tiêu cuộc sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Là năng lực nhận thức các hiện tượng kinh tế - xã hội Năng lực tìm hiểu và và tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, lao tham gia hoạt động kinh động sản xuất phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật tế – xã hội và lứa tuổi.
- Thuật ngữ, khái niệm Giải thích Trong giáo dục, có thể hiểu chiến lược dạy học, giáo dục của giáo viên có thể hiểu là quan điểm về dạy học, giáo dục và kế hoạch tổng quát về sự phối hợp, vận dụng phù Chiến lược 2 dạy học, hợp các biện pháp, phương tiện, điều kiện nhằm định giáo dục hướng thực hiện và hoàn thành hiệu quả các mục tiêu dạy học, giáo dục cụ thể phù hợp với bối cảnh giáo dục trong sự chủ động của người giáo viên. Với thuật ngữ này: vừa i) Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mỗi chú giải, vừa định năng lực cụ thể gồm các thành phần/ thành tố năng hướng cách thực hiện 3 lực, phẩm chất. Mỗi thành phần/thành tố năng lực, phẩm chất lại ứng với nhiều biểu hiện khá cụ thể ở các mức độ khác nhau, đã được quy định trong chương trình. Mã hoá yêu cầu cần Vì vậy, mỗi biểu hiện khá cụ thể đó có thể được mã hoá đạt 4 (hay Đặt kí hiệu (đặt kí hiệu) một cách tinh gọn, hệ thống, khoa học theo cho yêu cầu cần đạt) một quy ước nhất định giữa các GV trong cùng bộ môn hoặc nhà trường hay hội đồng đánh giá để nhanh chóng truy xuất, phân biệt, đối sánh giữa chúng Mỗi yêu cầu cần đạt nhất định trong dạy học chủ đề cần phải được quy kết cho một biểu hiện cụ thể nào đó thuộc thành phần/thành tố của năng lực, phẩm chất đã được mã hoá (đặt kí hiệu), gọi là mã hoá yêu cầu cần đạt. Nhờ đó, khi HS đáp ứng được yêu cầu cần đạt nhất định đã nói ở (ii) đồng thời đối chiếu yêu cầu cần đạt đó với các biểu hiện của các thành phần/thành tố năng lực, phẩm chất đã được mã hoá (đặt kí hiệu) ở (i) thì người GV sẽ phát biểu, khẳng định được rằng: HS đã được rèn luyện, giáo dục để biểu hiện được thành phần/thành tố năng lực, phẩm chất cụ thể ứng với các mã (kí hiệu) nhất định. ii) Quá trình xây dựng kế hoạch dạy học, phân tích kết quả kiểm tra đánh giá mức độ đạt được mục tiêu dạy học luôn gắn với các yêu cầu cần đạt. Vì vậy việc sử dụng dạng mã hoá của yêu cầu cần đạt (hay kí hiệu của yêu cầu cần đạt) sẽ thuận lợi vì vừa thể hiện được sự tinh gọn, tính khoa học và cả tính hệ thống của các biểu hiện năng lực, phẩm chất mà HS đã đạt được. 2 Theo Từ điển Tiếng Việt 2, “Chiến lược: Phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội ”. 3 Ban Xây dựng tài liệu mô- đun 2, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2020 4 Việc mã hoá hay đặt kí hiệu cũng được nhiều quốc gia tiên tiến áp dụng khi GV xây dựng các kế hoạch dạy học có kết nối với khung chuẩn (ví dụ khung chuẩn quốc gia Common core và khung chuẩn khoa học thế hệ mới NGSS ở Mĩ)
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục công dân” được triển khai nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh cho giáo viên môn Giáo dục công dân ở trung học cơ sở. Hoàn thành mô đun này, không những thầy cô tổ chức được hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân theo các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà còn đáp ứng được các tiêu chí của tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Mô đun này bao gồm các nội dung chính: – Tìm hiểu các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở; – Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục công dân trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; – Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với học sinh trung học cơ sở. Số tiết mô đun: 40 tiết (gồm 16 tiết lí thuyết và 24 tiết thực hành) Tài liệu đọc trong mô đun được xây dựng theo định hướng tổ chức hoạt động bồi dưỡng kết hợp (trực tuyến và trực tiếp), cụ thể: – Giai đoạn trực tuyến 1: 5 ngày – Giai đoạn trực tiếp: 3 ngày; – Giai đoạn trực tuyến 2: 7 ngày. Để đạt được hiệu quả bồi dưỡng, người học cần phải tham gia đầy đủ các hoạt động dạy học trực tuyến và trực tiếp. Đồng thời, phải tự tăng cường khả năng tự học, tư nghiên cứu, tự trao đổi thảo luận với đồng nghiệp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá được sự phát triển của năng lực bản thân về nghiệp vụ trước và sau khi tham gia bồi dưỡng theo nội dung mô đun. Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục công dân” được tiến hành bồi dưỡng bằng hình thức hiện đại. Hi vọng thầy cô sẽ được trải nghiệm một mô đun thật lí thú với nhiều cảm xúc và ấn tượng tích cực. 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN – Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông;
- – Lựa chọn, sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; – Lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh trung học phổ thông. – Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông. 3. NỘI DUNG CHÍNH – Tìm hiểu các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông; – Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Giáo dục công dân trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; – Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh trung học phổ thông. 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG QUA MẠNG (căn cứ theo Phụ lục 1-TL1, Công văn số 214/CV-ETEP ngày 23 tháng 06 năm 2020) Mô đun 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN (theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2019) Hình thức và thời lượng: 5 ngày, từ xa qua mạng Môn học: Giáo dục công dân
- A. GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ I. Phần giới thiệu Xem video giới thiệu về mô đun 2. II. Nhiệm vụ học tập của học viên Học viên thực hiện các nhiệm vụ học tập chính trong khoá bồi dưỡng như sau: Nhiệm vụ 1. Xem video. Nghiên cứu thêm tài liệu đọc, và Infographic (tuỳ chọn). Nhiệm vụ 2. Thực hiện bài tập trong quá trình học và sau khi học với mỗi nội dung; làm bài kiểm tra cuối mỗi giai đoạn (tuỳ chọn) và cuối khoá (bắt buộc). Nhiệm vụ 3. Phản hồi, đánh giá về nội dung và hình thức học tập. III. Yêu cầu cần đạt của mô đun Học viên sau khi hoàn thành khoá bồi dưỡng cần đạt những yêu cầu sau: Yêu cầu 1: Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS. Yêu cầu 2: Lựa chọn, sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp ở cấp học THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn GDCD trong Chương trình GDPT 2018. Yêu cầu 3: Lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn GDCD. Yêu cầu 4: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường THCS. IV. Ôn bài trước (Mô đun 1) – Nghiên cứu lại nội dung mô đun 1, tập trung vào các nội dung: đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, mối quan hệ giữa 3 năng lực đặc thù và 4 mạch nội dung của môn GDCD, định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình môn GDCD. – Trả lời trắc nghiệm khách quan - khảo sát biểu hiện năng lực ban đầu của học viên về Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học/GD phát triển phẩm chất, năng lực. Sử dụng 10 câu hỏi (tỉ lệ 3-4-3 theo 3 nội dung) nhiều lựa chọn trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm). B. GIAI ĐOẠN 2: HỌC TẬP, THỰC HÀNH Chủ đề 1: Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực 1.Hướng dẫn chủ đề 1: Hoạt động 1: a) Tên hoạt động: Khởi động Mô tả: Tìm hiểu về phẩm chất, năng lực trong chương trình GDPT 2018.
- b) Yêu cầu cần đạt: – Trình bày được các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trong chương trình GDPT 2018. – Chỉ ra được phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trong những tình huống cụ thể. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem tài liệu đọc về phẩm chất, năng lực trong chương trình GDPT 2018. – Đọc 6 tình huống và trả lời câu hỏi: Tình huống đề cập đến phẩm chất hay năng lực nào được quy định trong chương trình GDPT 2018? d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 1. – Đánh giá: đạt 80% câu hỏi. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 1 – Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.1. – Bài tập tình huống. – Trả lời câu hỏi trắc nghiệm [dạng nghe]. Hoạt động 2: a) Tên hoạt động: Thử tài Mô tả: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. b) Yêu cầu cần đạt: – Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. – Phân tích được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. c) Nhiệm vụ của người học – Nghiên cứu tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.2, về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. – Xác định yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua các hình ảnh, và phân tích được vai trò của từng yếu tố. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 2. – Đánh giá: đạt 75% câu hỏi.
- e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 2 – Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.2. – Hình ảnh phục vụ bài tập. Hoạt động 3: a) Tên hoạt động: Khám phá Mô tả: Tìm hiểu về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. b) Yêu cầu cần đạt: – Xác định được các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. – Phân tích được yêu cầu của các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem infographic về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. – Đọc tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.3 về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. – Trả lời câu hỏi trắc nghiệm ở cuối hoạt động. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 3. – Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 3 – Infographic. – Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.3. – Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 4: a) Tên hoạt động: Điền khuyết Mô tả: Tìm hiểu xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. b) Yêu cầu cần đạt: Phân tích được xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3, về xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. – Trả lời câu hỏi TN.
- d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 4. – Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 4 – Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3. – Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 5: a) Tên hoạt động: Nghiên cứu Mô tả: Tìm hiểu một số PPDH phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại. b) Yêu cầu cần đạt: Xác định được một số PPDH phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3, về một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại. – Xem infographic. – Trả lời câu hỏi trắc nghiệm [dạng trò chơi] d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 5. – Đánh giá: đạt 75% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 5 – Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3. – Câu hỏi trắc nghiệm. 2. Đánh giá /phản hồi chủ đề 1 – Xem và hoàn thành các hoạt động: 1, 2, 3, 4, 5. – Thực hiện kiểm tra cuối chủ đề 1: câu hỏi tự luận số 2, 3 trong tài liệu đọc – nội dung 1.
- Chủ đề 2: Các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn GDCD ở THCS 1. Hướng dẫn chủ đề 2: Hoạt động 6: a) Tên hoạt động: Nhận diện Mô tả: Tìm hiểu định hướng chung về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong môn GDCD ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: – Trình bày được định hướng chung về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong môn GDCD ở THCS. – Nhận diện các PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực trong môn GDCD ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem video chuyên gia và trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm. – Xem infographic và đọc tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1, về đặc điểm – vị trí – mục tiêu của môn GDCD, mối quan hệ giữa 3 năng lực đặc thù và 4 mạch nội dung, các PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực trong môn GDCD ở THCS. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 6. – Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 6 – Video chuyên gia. – Infographic. – Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1. (2.1.1; 2.1.2 và 2.1.4). Hoạt động 7: a) Tên hoạt động: Kết nối Mô tả: Tìm hiểu mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học và PP, KTDH trong môn GDCD ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: – Xác định được mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học và PP, KTDH trong môn GDCD ở THCS. – Trình bày được ví dụ minh họa về các PPDH, KTDH phù hợp để phát triển các thành phần năng lực GDCD ở THCS.
- c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem infographic về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH trong môn GDCD ở THCS. – Xem tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1.3, về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH trong môn GDCD học ở THCS. – Xem tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1.4, về định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đặc thù trong môn GDCD ở THCS. – Trả lời câu hỏi và chia sẻ trên diễn đàn: 1.Mô tả ngắn gọn “Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH trong môn GDCD ở THCS”. 2. Minh chứng mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau: Lớp: Chủ đề: Yêu cầu cần đạt Năng lực GDCD Nội dung PP, KTDH d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 7. – Đánh giá: đạt khi hoàn thành câu hỏi và chia sẻ trên diễn đàn. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 7 – Infographic. – Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1.3, 2.1.4. – Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Hoạt động 8: a) Tên hoạt động: Ghép đôi Mô tả: Tìm hiểu một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn GDCD ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: – Xác định được bản chất, định hướng sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn GDCD ở THCS. – Trình bày được quy trình thực hiện một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn GDCD ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem infographic và tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.2, về một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn GDCD ở THCS. – Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 8. – Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động – Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.2. – Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 9: a) Tên hoạt động: Chia sẻ Mô tả: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn GDCD ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: Trình bày được một vài ví dụ minh hoạ việc áp dụng một (một số) PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn GDCD ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Trả lời câu hỏi và chia sẻ trên diễn đàn: + Trình bày ví dụ minh hoạ việc áp dụng một (một số) PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn GDCD ở THCS. + Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu trong thực tiễn nhà trường.
- d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 9. – Đánh giá: trả lời câu hỏi và chia sẻ sản phẩm lên diễn đàn. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động – Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.2. 2. Đánh giá /phản hồi chủ đề 2 – Xem và hoàn thành các hoạt động: 6, 7, 8, 9. – Thực hiện kiểm tra cuối chủ đề 2: 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chủ đề 3: Lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ đề trong môn GDCD ở THCS 1. Tiến trình học tập chủ đề 3: Hoạt động 10: Kết nối a) Tên hoạt động: Mô tả: Tìm hiểu yêu cầu chung của việc lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn GDCD. b) Yêu cầu cần đạt: – Xác định được các yêu cầu chung của việc lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn GDCD. – Phân tích được một số yêu cầu chung của việc lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn GDCD. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem video clip chuyên gia trao đổi về chuyên môn. – Xem tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.1, về chiến lược dạy học một chủ đề trong môn GDCD. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 10. – Đánh giá: hoàn thành yêu cầu xem video, trả lời câu hỏi định hướng theo track của clip.
- e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 10 – Video clip chuyên gia trao đổi về chuyên môn. – Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.1. – Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hoạt động 11: – Tên hoạt động: Trải nghiệm Mô tả: Tìm hiểu cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. – Yêu cầu cần đạt: – Xác định được cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. – Phân tích được một số cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH trong môn GDCD ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem video sinh hoạt chuyên môn hoặc clip chuyên gia trao đổi về chuyên môn. – Xem kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học minh hoạ. – Xem tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.2, về cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH một chủ đề trong môn GDCD và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết trong các cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH trong môn GDCD ở THCS thì cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao? d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 11. – Đánh giá: hoàn thành yêu cầu xem video, kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học minh hoạ, tài liệu đọc và trả lời câu hỏi. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 11 – Video sinh hoạt chuyên môn 1 hoặc video chuyên gia trao đổi về chuyên môn. – Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.2. – Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Hoạt động 12: a) Tên hoạt động: Hoàn thiện Mô tả: Tìm hiểu quy trình lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) trong môn GDCD ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: – Xác định được quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề. – Phân tích được các bước trong quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Xem infographic. – Xem tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.3. – Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 12. – Đánh giá: hoàn thành 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 12 – Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.3. – Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 13: a) Tên hoạt động: Suy ngẫm Mô tả: Tìm hiểu về cơ sở đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP và KTDH cho một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: Xác định các tiêu chí đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP và KTDH của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng): – Xem tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.4 về cơ sở đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP và KTDH cho một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 13. - Đánh giá: hoàn thành nhiệm vụ xem tài liệu đọc.
- e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 13 – Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014, về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. – Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.4. Hoạt động 14: – Tên hoạt động: Đánh giá Mô tả: Thực hành đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. – Yêu cầu cần đạt: Đánh giá được sự phù hợp của việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề trong môn GDCD ở THCS. – Nhiệm vụ của người học (qua mạng) – Nghiên cứu chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS được minh hoạ – Xem video một hoạt động dạy học trong môn GDCD ở THCS có sử dụng PP, KTDH (dựa trên chuỗi hoạt động học trên). – Trả lời câu hỏi đề đánh giá việc lựa chọn và sử dụng các PP, KTDH của GV trong video minh hoạ: Câu 1. GV sử dụng PP, KTDH trong video minh hoạ có phù hợp không? Vì sao? Câu 2. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH trong hoạt động dạy học GV thực hiện trong video minh hoạ. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 14. – Đánh giá: hoàn thành nhiệm vụ xem video, nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học và trả lời câu hỏi. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 14 – Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014, về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. – Khung minh hoạ chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS – Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.4.
- Hoạt động 15: a) Tên hoạt động: Vận dụng Mô tả: Lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS theo quy trình. b) Yêu cầu cần đạt: Lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS theo quy trình. c) Nhiệm vụ của người học – Thiết kế chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn GDCD ở THCS có mô tả việc lựa chọn sử dụng PP, KTDH cụ thể. – Nộp sản phẩm bằng dạng tập tin văn bản. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá – Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. – Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 15. – Đánh giá: hoàn thành yêu cầu bài tập và nộp sản phẩm lên hệ thống. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 15 – Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.3. – Các gợi ý hướng dẫn, ví dụ minh hoạ (tuỳ chọn). – Khung gợi ý (tuỳ chọn/nếu có). 3. Đánh giá /phản hồi chủ đề 3 – Xem và hoàn thành các hoạt động: 10, 11, 12, 13, 14, 15. – Nộp sản phẩm cá nhân của hoạt động: 15. Chủ đề 4: Xây dựng kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp 1. Tiến trình học tập chủ đề 4: Hoạt động 16: a) Tên hoạt động: Hỗ trợ Mô tả: Xây dựng dự thảo kế hoạch bồi dưỡng đại trà cho đồng nghiệp tại trường và địa phương. b) Yêu cầu cần đạt: – Phân tích được thuận lợi, khó khăn của đồng nghiệp tại trường và địa phương. – Xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đại trà cho đồng nghiệp tại trường và địa