Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Nội dung 4: Chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường THCS (Phần 2)
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Nội dung 4: Chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường THCS (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
tai_lieu_boi_duong_can_bo_quan_ly_co_so_giao_duc_pho_thong_n.pptx
Nội dung tài liệu: Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông - Nội dung 4: Chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường THCS (Phần 2)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NỘI DUNG 4: CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ/ NHÓM CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Hà Nội, 2021
- Tóm tắt nội dung 4: Các nội dung cần chỉ đạo hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn để triển khai hoạt động dạy học, giáo dục trong trường trung học cơ sở (chỉ đạo xây dựng kế hoạch môn học, hoạt động giáo dục; thực hiện hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục; kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ). Mục tiêu của nội dung 4: Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên có thể: - Xác định được những việc cần làm trong chỉ đạo hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở - Hướng dẫn được cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục; triển khai các hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục đa dạng; kiểm tra đánh giá kết quả môn học, hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; ứng dụng công nghệ mới trong dạy học - Hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ, tạo động lực cho tổ/nhóm chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, theo nghiên cứu bài học bám sát yêu cầu thực hiện chương trình GD THCS 2018
- Chỉ đạo hoạt động tổ/ nhóm chuyên môn trong trường THCS Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Chỉ đạo thực hiện hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; ứng dụng công nghệ mới trong dạy học Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả môn học, hoạt động giáo dục của học sinh Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường THCS
- Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường THCS Bước 1: Chuẩn bị Bước 2: Điều hành buổi sinh Quy trình hoạt chuyên môn theo chủ đề triển khai sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
- Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên Được tổ chức định kỳ ít nhất 2 lần/tháng theo Điều lệ/quy chế nhà trường, bao gồm các nội dung: - Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do chính giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đề xuất, thống nhất và thực hiện. - Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học/hướng dẫn hoạt động giáo dục; thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, làm cho nội dung các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học cập nhật, phù hợp với đặc điểm của học sinh, phù hợp với vùng miền; nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Để chuẩn bị triển khai CTGDPT 2018, các tổ/nhóm chuyên môn cần quan tâm bồi dưỡng một số năng lực cốt lõi cho giáo viên như năng lực daỵ hoc̣ tích hơp̣ , tổ chứ c các hoaṭ đôṇ g trải nghiêṃ , kiểm tra đánh giá học sinh theo phẩm chất, năng lực thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề, dự giờ, nghiên cứu bài học. - Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh; - Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh; - Các hoạt động hành chính, sự vụ, khác trong nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo quy định của điều lệ/quy chế nhà trường.
- Quy trình triển khai sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề Bước 1: Công tác chuẩn bị - Các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề cần có công tác chuẩn bị và phân công rõ ràng công việc cho các thành viên trong tổ/nhóm bộ môn: + Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động. + Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động? + Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phải hoàn thành là bao lâu? trao đổi, thảo luận, kết nối thông tin như thế nào? - Tổ trưởng/nhóm trưởng sẽ làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tích cực các thành viên trong tổ/nhóm. Để làm được việc này đòi hỏi mỗi giáo viên và tổ trưởng chuyên môn phải có kĩ năng làm việc nhóm. Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề - Lựa chọn thời gian và tiến hành đúng theo thời gian đã chọn. - Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc. - Các thành viên được phân công viết các chủ đề báo cáo nội dung. - Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên thảo luận, biết khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu. Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề - Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề phải đưa ra được các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chủ đề trong thực tế giảng dạy. - Đối với các trường qui mô nhỏ, giáo viên mỗi bộ môn ít, nên đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề với qui mô cụm trường để trao đổi học thuật, nâng cao năng lực chuyên môn theo yêu cầu.
- Chỉ đạo tổ/nhóm thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh) Nội dung sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh: a) Chuẩn bị bài dạy minh họa b) Dự giờ c) Thảo luận về giờ dạy minh họa