Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng phiếu học tập trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng phiếu học tập trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_phieu_hoc_tap_trong.pptx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng phiếu học tập trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn
- BÁO CÁO BIỆN PHÁP: SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU MÔN NGỮ VĂN Giáo viên: Lại Thị Đông - Trường THCS Mỹ Thành – Mỹ Lộc
- I. TÊN BIỆN PHÁP, LĨNH VỰC ÁP DỤNG - Tên biện pháp: “Sử dụng phiếu học tập trong giờ đọc hiểu môn Ngữ văn”. - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục (Bộ môn Ngữ văn sách KNTT).
- II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP 1. LÍ DO LỰA CHỌN BIỆN PHÁP Thực trạng Đặc trưng Xuất phát việc sử dụng của hoạt Ý nghĩa, phiếu học từ vai trò động dạy sự cần tập hiện nay Đọc hiểu của bộ thiết của tại trường văn bản việc sử THCS Mỹ môn Ngữ theo dụng Thành, chương văn trong phiếu học huyện Mỹ trình tập. Lộc trước nhà trường GDPT khi áp dụng 2018. bậc THCS. biện pháp.
- 1. Xuất phát từ vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường bậc THCS. - Bộ môn Ngữ văn cũng như các môn học khác trong trường THCS nhằm phát triển phẩm chất nhân ái, yêu nước, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm; phát triển những năng lực chung và năng lực riêng (năng lực chuyên biệt) cho học sinh. + Năng lực chung gồm: NL tự chủ, tự học, NL hợp tác và giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. Qua việc tham gia các hoạt động học, học sinh phát huy được năng lực tự chủ, tự học, tự điều chỉnh hành vi, thái độ; phát huy năng lực giao tiếp, nêu ra ý kiến, quan điểm cá nhân; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề có liên quan đến bài học. + Năng lực chuyên biệt là: Năng lực Đọc - hiểu các kiểu loại văn bản, thực hành tiếng Việt, năng lực viết, nói và nghe; các năng lực đặc thù: sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mỹ, biết khám phá và trân trọng cái đẹp. - Bên cạnh đó, Ngữ văn còn là môn học công cụ, giúp học sinh có những năng lực cần thiết để học các môn học khác. - Trong bối cảnh hiện nay, môn Ngữ văn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Học Ngữ văn, giúp các em khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học bởi lẽ “văn học là nhân học”, học văn là học để làm người. Học Ngữ văn cũng là giúp các em có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam
- 2. Đặc trưng của hoạt động dạy Đọc hiểu văn bản theo chương trình GDPT 2018 - Đọc hiểu văn bản truyền thống: Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người truyền thụ kiến thức qua hỏi đáp, rồi phân tích, bình giảng còn học sinh chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức thụ động, bắt chước. Chính vì thế, dạy học truyền thống không phát huy được đầy đủ tính sáng tạo, tính chủ động của học sinh, khó thể hiện được năng lực của bản thân người học. - Đọc hiểu văn bản theo chương trình GDPT 2018: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò chủ đạo thông qua việc tổ chức các hoạt động, hướng dẫn học sinh khám phá tri thức theo đặc trưng thể loại một cách chủ động tích cực, sáng tạo; giúp các em bộc lộ được năng lực chung và riêng của môn Ngữ văn.
- 3. Ý nghĩa, sự cần thiết của việc sử dụng phiếu học tập. - Phiếu học tập là một phương tiện dạy học cụ thể, đơn giản, dễ sử dụng, có khả năng tương tác cao giữa GV – HS, HS – HS, đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học. - Sử dụng Phiếu học tập là một trong những phương tiện giúp giáo viên đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - Có thể sử dụng Phiếu học tập ở nhiều hoạt động trong giờ dạy Đọc hiểu: Khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng; học sinh chia sẻ hiểu biết, cảm xúc, từ đó phát triển khả năng tư duy, so sánh, phân tích đáp ứng yêu cầu của bài học. - Sử dụng Phiếu học tập sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng tự học (tự tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin), năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề - Thông qua Phiếu học tập, học sinh có cơ hội bộc lộ năng lực của bản thân, chủ động học tập, đánh giá kết quả học tập của bạn và tự đánh giá năng lực của chính mình. - Giáo viên sẽ đánh giá được năng lực, thái độ học tập của học sinh, điều chỉnh hoạt động học ở tiết sau cho hiệu quả.
- 4. Thực trạng việc sử dụng Phiếu học tập hiện nay tại trường THCS Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc trước khi áp dụng biện pháp - Thiết kế PHT còn đơn điệu, chuyển giao nhiệm vụ chưa rõ ràng, câu hỏi chưa khơi gợi được
- 2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Tổ chức, hướng dẫn Thiết kế phiếu học HS thực hiện hoạt tập động học tập với PHT (1) GV cần nghiên cứu kĩ văn bản, xác định được mục tiêu cần đạt của văn bản (1) Phát PHT cho HS => Lựa chọn số lượng PHT mình sẽ sử (2) Quan sát và hướng dẫn HS dụng tương ứng với các nhiệm vụ, các hoạt động học tập với PHT họat động. (3) HS báo cáo kết quả học tập với (2) Thiết kế phiếu học tập phải phù hợp PHT với từng hoạt động, với năng lực học sinh ở từng lớp học. (4) GV đánh giá kết quả học tập, (3) GV lựa chọn màu sắc, kích cỡ, bố trình bày bài của HS; kết luận, cục, ảnh nền để thiết kế phiếu học tập. tổng kết
- III. HIỆU QUẢ So sánh hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản trước và sau khi sử dụng phiếu học tập. - Số liệu (Kẻ bảng) 1. Đối với HS: bảng biểu: Nhìn vào bảng phân tích trên, tôi thấy từ chỗ 2. Đối với GV: Định hướng rõ ràng về việc tổ chức hoạt động học, tiết kiệm thời gian, phát huy được khả năng sáng tạo . - Phân tích số liệu (bằng lời) - Học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạt động học. - Tạo hứng thú khi học Đọc hiểu - Tự làm thêm bài tập ở nhà từ những phiếu học tập ở trên lớp - Có kĩ năng Đọc hiểu văn bản cùng thể loại
- Biểu đồ đối chứng thực nghiệm 14 12 10 8 6 4 2 0 Giỏi Khá Đạt Chưa Đạt Lần 1 Lần 2
- III. KẾT QUẢ So sánh hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản trước và sau khi sử dụng phiếu học tập. - Số liệu (Kẻ bảng) 1. Đối với HS: bảng biểu: Nhìn vào bảng phân tích trên, tôi thấy từ chỗ 2. Đối với GV: Định hướng rõ ràng về việc tổ chức hoạt động học, tiết kiệm thời gian, phát huy được khả năng sáng tạo . - Phân tích số liệu (bằng lời) - Học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạt động học. - Tạo hứng thú khi học Đọc hiểu - Tự làm thêm bài tập ở nhà từ những phiếu học tập ở trên lớp - Có kĩ năng Đọc hiểu văn bản cùng thể loại
- IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Mức độ phù hợp, tầm ảnh hưởng của biện pháp đối với lớp 7A trường THCS Mỹ Thành - Phù hợp với yêu cầu đổi mới kĩ thuật, phương tiện dạy học; tổ chức các hoạt động dạy học ở trên lớp cũng như việc chuẩn bị bài học, thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà của học sinh. - Phù hợp với việc sử sụng đa dạng các công cụ kiểm tra đánh giá hoạt động học của học sinh (Đánh giá qua sản phẩm học tập, hồ sơ học tập). - Phù hợp với thực tế hoạt động dạy học của nhà trường.: không gian lớp học tại nhà trường, Số học sinh trong một lớp đông, bằng Phiếu học tập, giáo viên sẽ dễ dàng chuyển giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, nhóm; phát huy được tính tự giác, trách nhiệm, hợp tác của học sinh khi tham gia hoạt động học.
- 2. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học - Tính khoa học: + Nhiệm vụ trong phiếu học tập được thiết kế cụ thể, rõ ràng, tường minh. + Các yêu cầu được trình bày theo khả năng nhận thức từ dễ đến khó, nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. + Các yêu cầu được sắp xếp lôgic. - Tính sáng tạo: + Giáo viên chủ động thiết kế phiếu học tập cho từng bài học. + Sử dụng màu sắc, hình ảnh, đường nét cho phiếu học tập sinh động, hấp dẫn. + Sử dụng phiếu học tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh ở mỗi lớp. - Tính mới. + Theo yêu cầu Đọc hiểu đặc trưng thể loại. + Mỗi nhiệm vụ một loại phiếu học tập khác nhau.
- V. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP - Dùng cả cho hoạt động nhóm và cá nhân. - GV phải nắm thật chắc mục tiêu của bài học, hiểu rõ phương pháp dạy học, năng lực của học sinh ở từng lớp mình dạy để thiết kế Phiếu học tập cho phù hợp. - Giao nhiệm vụ cụ thể trong Phiếu học tập với các tiêu chí rõ ràng, nội dung cô đọng từ đó học sinh hiểu nhiệm vụ và thực hiện có hiệu quả. - Phiếu học tập cũng là một công cụ để đánh giá năng lực học sinh qua từng bài học thông qua việc trao đổi phiếu học tập giữa HS với HS hoặc GV thu để nhận xét, đánh giá. - Tránh lạm dụng việc sử dụng PHT mà nên sử dụng đan xen với các phương tiện khác nhằm khơi gợi sự hứng thú của HS.