Mô đun Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Cơ sở môn Khoa học tự nhiên
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Mô đun Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Cơ sở môn Khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
mo_dun_su_dung_phuong_phap_day_hoc_giao_duc_phat_trien_pham.docx
MĐ 2 KHTN.pdf
Nội dung tài liệu: Mô đun Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Trung học Cơ sở môn Khoa học tự nhiên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ETEP TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN (Bồi dưỡng trực tiếp) MÔ ĐUN 2 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2020 IẢ VÀ CỘNG TÁC VIÊN
- MỤC LỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 1 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN 1 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN 2 3. NỘI DUNG CHÍNH 2 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG 2 4.1. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) 2 4.2. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua mạng (7 ngày) 16 4.3. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng trực tiếp (3 ngày) 17 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG TRỰC TIẾP 22 Nội dung 1. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực .22 Nội dung 2. Các phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở trong môn khoa học tự nhiên 30 Nội dung 3. Lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo dục chủ đề trong môn khoa học tự nhiên 38 Nội dung 4. Hướng dẫn xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 49 5. TÀI LIỆU ĐỌC 50 Nội dung 1. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực 50 Nội dung 2. Các phương pháp dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực hs trung học cơ sở trong môn khoa học tự nhiên 74
- Nội dung 3. Lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học, giáo dục chủ đề trong môn khoa học tự nhiên 154 Phụ lục 1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HỌA 189 1. Kế hoạch dạy học chủ đề/bài học Oxygen (oxi) và không khí (Khoa học tự nhiên 6) 189 2. Kế hoạch dạy học chủ đề/bài học Thang nhiệt độ Celsius, đo nhiệt độ (Khoa học tự nhiên 6) 196 Phụ lục 2. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP 209 Phụ lục 3. KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC 213 ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC 216 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 217 BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 1. PGS. TS. Dương Bá Vũ, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2. PGS. TS. Phan Thị Thanh Hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3. PGS. TS. Đặng Thị Oanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4. PGS. TS. Tống Xuân Tám, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 5. TS. Thái Hoài Minh, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 6. ThS. Nguyễn Thị Hảo, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 7. ThS. Nguyễn Thanh Loan, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Cộng tác viên 1. ThS. Nguyễn Kim Đào, Phó hiệu trưởng trường THCS Tân Tạo, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 2. ThS. Đỗ Thanh Hữu, trường THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Nam Định KÍ HIỆU VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nghĩa đầy đủ BCV Báo cáo viên
- GV Giáo viên HS Học sinh HTDH Hình thức dạy học HV Học viên KTDH Kĩ thuật dạy học PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở YCCĐ Yêu cầu cần đạt GQVĐ Giải quyết vấn đề DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 So sánh dạy học tiếp cận nội dung với dạy học tiếp cận phát triển 53 phẩm chất, năng lực Bảng 1.2 Các tiêu chí phân tích hoạt động dạy học của GV 59 Bảng 1.3 Phân loại PPDH theo 3 bình diện của PPDH 63 Bảng 1.4 Bảng mô tả ưu thế của dạy học hợp tác đối với các yêu cầu cần đạt 69 về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của HS Bảng 1.5 Bảng mô tả ưu thế của dạy học khám phá đối với yêu cầu cần đạt 71 về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của HS Bảng 1.6 Bảng mô tả ưu thế của dạy học giải quyết vấn đề đối với yêu cầu 72 cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của HS Bảng 1.7 Bảng mô tả ưu thế của dạy học dựa trên dự án đối với yêu cầu cần 72 đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của HS Bảng 2.1 Những biểu hiện cụ thể của năng lực khoa học tự nhiên 75 Bảng 2.2 Định hướng về phương pháp, kĩ thuật phát triển thành phần năng
- 78 lực của năng lực khoa học tự nhiên Bảng 2.3. Định hướng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học đối với các 81 loại nội dung kiến thức chủ đề khoa học “Vật sống” trong môn Khoa học tự nhiên Bảng 2.4. Định hướng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học đối với các 83 loại nội dung kiến thức chủ đề khoa học “Chất và sự biến đổi chất” trong môn Khoa học tự nhiên Bảng 2.5. Định hướng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học đối với các 87 loại nội dung kiến thức chủ đề “Năng lượng và sự biến đổi” trong môn Khoa học tự nhiên Bảng 2.6 Bảng ma trận kết nối giữa năng lực khoa học tự nhiên, yêu 89 cầu cần đạt với nội dung và phương pháp dạy học trong môn Khoa học tự nhiên Chủ đề khoa học: Vật sống, nội dung “Hệ vận động ở người” - Khoa học tự nhiên 8 Bảng 2.7 Bảng ma trận kết nối giữa năng lực khoa học tự nhiên, yêu cầu cần 91 đạt với nội dung và phương pháp dạy học trong môn Khoa học tự nhiên Chủ đề khoa học: Năng lượng và sự biến đổi, nội dung: Ánh sáng - Khoa học tự nhiên 7 Bảng 2.8 Bảng ma trận kết nối giữa năng lực khoa học tự nhiên, yêu cầu cần 92 đạt với nội dung và phương pháp dạy học trong môn Khoa học tự nhiên Chủ đề khoa học: Năng lượng và sự biến đổi, nội dung “Khối lượng riêng và áp suất” - Khoa học tự nhiên 8 Bảng 2.9 Ví dụ bảng KWL 104 Bảng 2.10 Ví dụ bảng KWLH 105 Bảng 2.11 Bảng KWL trong nội dung Trăng” “Vai trò đa dạng sinh học trong tự Bảng 2.13 Phân loại các phương tiện nhiên” dạy học trực quan và cách sử dụng Bảng 2.12 Bảng KWL trong nội dung phương tiện trực quan phù hợp với các chủ đề tương ứng “Chuyển động nhìn thấy của Mặt
- 106 107 108 Bảng 2.14 Các bước tiến hành dạy học trực quan 110 Bảng 2.15 Các bước tiến hành phương pháp 113 Bảng 2.16 Bảng kết luận về việc sử dụng dạy học trực quan trong ví dụ 115 Bảng 2.17 Kết luận về việc sử dụng dạy học giải quyết vấn đề trong ví dụ 119 Bảng 2.18 Kết luận về việc sử dụng dạy triển thành phần năng lực vận dụng học giải quyết vấn đề trong ví dụ phát kiến thức, kĩ năng đã học trong ví dụ 121 Bảng 2.19. Các bước thực hiện dạy học dự án 125 Bảng 2.20 Kế hoạch thực hiện dự án 127 Bảng 2.21 Phân công nhiệm vụ và dự kiến các sản phẩm dự án 130 Bảng 2.22 Tiến trình thực hiện dự án 131 Bảng 2.23 Kết luận về việc sử dụng dạy học dựa trên dự án trong ví dụ 134 Bảng 2.24 Kiến thức STEM cần giải quyết trong chủ đề 142 Bảng 2.25 Bảng phân công vai trò của các thành viên trong nhóm 144 Bảng Phiếu 1. Đánh giá sản phẩm kính tiềm vọng 14 2.26 4 Bảng 2.27. Minh họa kế hoạch triển cáo sản phẩm và bản thiết kế sản phẩm khai chủ đề/bài học STEM “Kính tiềm kính tiềm vọng vọng” 145 145 Bảng 2.28 Phiếu 2. Đánh giá bài báo Bảng 2.29 Phân công nhiệm vụ chế tạo kính tiềm vọng 149 học theo định hướng STEM trong ví dụ Bảng 2.30 Kết luận về việc sử dụng dạy 151 Loại nội dung kiến thức với định hướng giáo dục STEM Bảng 3.1 160 phản xạ ánh sáng - Ảnh của vật tạo bởi Bảng 3.2 Phân tích thành phần năng gương phẳng” (Khoa học tự nhiên 7) lực khoa học tự nhiên, nội dung “Sự 164
- Bảng 3.3 Tiêu chí SMART đối với việc xây dựng mục tiêu cụ thể. 166 Bảng 3.4 Minh hoạ quan hệ mục tiêu dạy học thời lượng dạy học 167 Bảng 3.5 Ví dụ minh họa cấu trúc của yêu cầu cần đạt 170 Bảng 3.6 Một số yêu cầu cần đạt trích dung dạy học – phương pháp, kĩ thuật từ chương trình môn Khoa học tự dạy học – phương tiện dạy học chủ nhiên đề/nội dung “Sự phản xạ ánh sáng - Bảng 3.7 Bảng liên hệ giữa mục tiêu – Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng” nội dung dạy học – phương pháp, kĩ 171 174 174 thuật dạy học – phương tiện dạy học Bảng 3.8 Liên hệ giữa mục tiêu – nội Bảng 3.9 Cấu trúc cơ bản mô tả một hoạt động học 179 Phương án đánh giá mức độ đạt mục Bảng 3.10 Ma trận hoạt động học - mục tiêu dạy học chủ đề/nội dung “Sự phản tiêu - nội dung dạy học – PP, KTDH – xạ ánh sáng - Ảnh của vật tạo bởi Phương án đánh giá mức độ đạt mục gương phẳng” tiêu 180 180 Bảng 3.11 Ma trận hoạt động học - mục tiêu - nội dung dạy học – PP, KTDH – Bảng Minh hoạ bảng tiêu chí đánh giá một số mục tiêu ở hoạt 18 3.12 động học 2 trong tiến trình dạy học chủ đề/ nội dung 2 “Sự phản xạ ánh sáng - Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng” DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Mối quan hệ giữa mục tiêu nội dung phương pháp dạy học 81 Hình 2.2 Minh hoạ sự sắp xếp HS hoạt động trong kĩ thuật “các mảnh 97
- ghép” Hình 2.3 “Khăn trải bàn” dành cho nhóm 4 người 99 cho nhóm 4 người với nội dung một số Hình 2.4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn” dành biện pháp bảo vệ môi trường không khí 101 Hình 2.5 Một ví dụ về sơ đồ tư duy 101 Hình 2.6 Sơ đồ tư duy về nội dung Phân bón Khoa học tự nhiên 103 Hình 2.7 Bao bì sản phẩm 113 Hình 2.8 Sơ đồ minh họa quy trình thiết kế kĩ thuật 137 Hình 2.9 Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng STEM 139 Hình 2.10 Sản phẩm kính tiềm vọng 142 dung và phương pháp, kĩ thuật dạy học Hình 3.1 Quan hệ giữa mục tiêu, nội 157 Hình 3.2 Tiến trình thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề 162 Hình 3.3 Xác định mục tiêu dạy học chủ đề và thời lượng 163 CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ Thuật ngữ, Giải thích khái niệm Trong giáo dục, có thể hiểu chiến lược dạy học, giáo dục của giáo viên là quan điểm về dạy học, giáo dục và kế hoạch 1 Chiến lược dạy học Dạy học phân hoá tổng quát về sự phối hợp, vận dụng phù hợp các biện pháp, phương tiện, điều kiện nhằm định hướng thực hiện và hoàn thành hiệu quả các mục tiêu dạy học, giáo dục cụ thể phù hợp với bối cảnh giáo dục trong sự chủ động của Dạy học tích hợp Giáo dục STEM người giáo viên. Là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm
- phát triển tối đa tiềm năng vốn có của quả các vấn đề trong học tập và trong mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - cuộc sống, được thực hiện ngay trong sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ định hướng nghề nghiệp khác nhau của năng. học sinh. Là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp Là định hướng dạy học giúp học sinh cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến phát triển khả năng huy động tổng hợp thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh toán học vào giải quyết một số vấn đề vực khác nhau để giải quyết có hiệu thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Kế hoạch dạy học Là bản mô tả chi tiết, hệ thống về mục tiêu và tiến trình tổ dạy học chủ đề chức hoạt động dạy học một chủ đề hoặc nội dung của giáo viên. Trong tài liệu này, thuật ngữ “kế hoạch dạy học” được dùng thay cho “giáo án” hoặc “kế hoạch bài học”. Một số cách diễn giải khác: (1) Là kế hoạch và dàn ý lên lớp của giáo viên, bao gồm chủ đề/bài học của giờ lên lớp, mục tiêu giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của 1 1 Theo Từ điển Tiếng Việt , “Chiến lược: Phương châm và kế hoạch có tính chất toàn cục, xác định mục tiêu chủ yếu và sự sắp xếp lực lượng trong suốt cả một thời kì của cuộc đấu tranh xã hội ”.
- (giáo án) khác nhau. i) Theo CT GDPT 2018, mỗi năng lực cụ thể gồm một số thành phần/ thành tố năng lực. Mỗi thành phần/thành tố năng lực lại ứng với nhiều biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, mỗi biểu hiện cụ thể đó nên được kí hiệu tinh gọn, hệ thống, khoa học theo một quy ước nhất định để nhanh chóng truy cập, phân biệt, đối sánh giữa chúng. Có thể coi việc này là sự mã hoá. ii) Mỗi yêu cầu cần đạt nhất định trong dạy học chủ đề cần phải được gán cho biểu hiện nào đó của một thành phần/ thành tố của một năng lực cụ thể, đã Mã hoá yêu cầu cần đạt được mã hoá. (hay đặt kí hiệu cho yêu cầu cần đạt) Nhờ đó, khi HS đáp ứng được YCCĐ nhất định đã nói ở (ii) đồng thời đối chiếu YCCĐ đó với các biểu hiện của Với thuật ngữ này: vừa chú giải, vừa các thành phần/thành tố năng lực đã 2 định hướng cách thực hiện được mã hoá ở (i), thì người GV sẽ phát biểu được rằng: HS đã được rèn luyện, giáo dục để biểu hiện được thành phần/ thành tố năng lực cụ thể ứng với các kí hiệu mã hoá nhất định. iii) Quá trình xây dựng kế hoạch dạy học, phân tích kết quả kiểm tra đánh giá mức độ đạt được mục tiêu dạy học luôn gắn với các yêu cầu cần đạt. Vì Năng lực khoa học tự nhiên vậy việc sử dụng dạng mã hoá của yêu thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá cầu cần đạt sẽ rất thuận lợi vì vừa thể hiện được sự tinh gọn, tính khoa học và (2) Là bản thiết kế cho tiến trình một chủ cả tính hệ thống của các biểu hiện năng đề/bài học, là bản kế hoạch mà người lực mà HS đã đạt được. giáo viên dự định sẽ thực hiện tổ chức trên lớp/ trên nhóm đối tượng học sinh Là một biểu hiện đặc thù của năng lực nào đó. Với một chủ đề/ bài học nào đó, khoa học với các thành phần: 1) nhận với những đối tượng học sinh khác thức khoa học tự nhiên; 2) tìm hiểu tự nhau, với những giáo viên khác nhau nhiên; 3) vận dụng kiến thức, kĩ năng thì sẽ có những bản kế hoạch dạy học đã học.
- Yêu cầu cần đạt Là kết quả mà HS cần đạt được về phẩm chất và năng lực sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học và hoạt động giáo dục; 2 Ban Xây dựng tài liệu mô- đun 2, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2020 trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó. Động từ thể hiện Chương trình môn Khoa học tự nhiên sử dụng một số mức độ đáp ứng động từ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về yêu cầu cần đạt năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN Mô đun 2 “Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Khoa học tự nhiên” được triển khai nhằm bồi dưỡng, nâng cao năng lực lựa chọn và sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh cho giáo viên môn Khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở. Hoàn thành mô đun này, học viên sẽ không những tổ chức được hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên theo các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà còn đáp ứng được các tiêu chí của tiêu chuẩn “Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ” đối với giáo viên theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Mô đun này bao gồm các nội dung chính: - Tìm hiểu các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở; - Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; - Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với
- học sinh trung học cơ sở môn Khoa học tự nhiên. Số tiết mô đun: 40 tiết (gồm 16 tiết lí thuyết và 24 tiết thực hành) Tài liệu đọc trong mô đun được xây dựng theo định hướng tổ chức hoạt động bồi dưỡng kết hợp (trực tuyến và trực tiếp), cụ thể: - Giai đoạn trực tuyến 1: 5 ngày - Giai đoạn trực tiếp: 3 ngày; - Giai đoạn trực tuyến 2: 7 ngày. Để đạt được hiệu quả bồi dưỡng, người học cần phải tham gia đầy đủ các hoạt động dạy học trực tuyến và trực tiếp. Đồng thời, phải tự tăng cường khả năng tự học, tư nghiên cứu, tự trao đổi thảo luận với đồng nghiệp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá được sự phát triển của năng lực bản thân về nghiệp vụ trước và sau khi tham gia bồi dưỡng theo nội dung mô đun. 1 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔ ĐUN Học viên sẽ: - Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông; - Lựa chọn, sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo dục phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; - Lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở môn Khoa học tự nhiên; - Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở. 3. NỘI DUNG CHÍNH - Tìm hiểu các xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở; - Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018; - Lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học, giáo dục hiệu quả phù hợp với
- đối tượng học sinh trung học cơ sở môn Khoa học tự nhiên. 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG 4.1. Kế hoạch hoạt động bồi dưỡng qua mạng (5 ngày) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG QUA MẠNG (căn cứ theo Phụ lục 1-TL1, Công văn số 214/CV-ETEP ngày 23 tháng 06 năm 2020) Mô đun 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (theo Quyết định số 4660/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2019) Hình thức và thời lượng: 5 ngày, từ xa qua mạng Môn học/hoạt động giáo dục: Khoa học tự nhiên 2 Kịch bản sư phạm bài giảng qua mạng A. GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ I. Phần giới thiệu Xem video giới thiệu về mô đun 2 II. Nhiệm vụ học tập của học viên Học viên thực hiện các nhiệm vụ học tập chính trong khoá bồi dưỡng như sau: Nhiệm vụ 1. Xem video. Nghiên cứu thêm tài liệu đọc, và Infographic (tuỳ chọn). Nhiệm vụ 2. Thực hiện bài tập trong quá trình học và sau khi học với mỗi nội dung; làm bài kiểm tra cuối mỗi giai đoạn (tuỳ chọn) và cuối khoá (bắt buộc). Nhiệm vụ 3. Phản hồi, đánh giá về nội dung và hình thức học tập. III. Yêu cầu cần đạt của mô đun Học viên sau khi hoàn thành khoá bồi dưỡng cần đạt những yêu cầu sau: Yêu cầu 1: Phân tích được những vấn đề chung về phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS. Yêu cầu 2: Lựa chọn, sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp ở cấp học THCS nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên trong Chương trình GDPT 2018. Yêu cầu 3: Lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn Khoa học tự nhiên. Yêu cầu 4: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm
- vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở trường THCS. IV. Ôn bài trước (Mô đun 1) - Nghiên cứu lại nội dung mô đun 1, tập trung vào các nội dung: đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, mối quan hệ giữa 3 thành phần năng lực và 4 chủ đề nội dung của môn Khoa học tự nhiên, định hướng về phương pháp giáo dục trong chương trình môn Khoa học tự nhiên. - Trả lời trắc nghiệm khách quan - khảo sát biểu hiện năng lực ban đầu của học viên về Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học/GD phát triển phẩm chất, năng lực. Sử dụng 10 câu hỏi (tỉ lệ 3-4-3 theo 3 nội dung) nhiều lựa chọn trong ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm). B. GIAI ĐOẠN 2: HỌC TẬP, THỰC HÀNH Chủ đề 1: Những vấn đề chung về phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực 3 1. Hướng dẫn chủ đề 1: Hoạt động 1: a) Tên hoạt động: Khởi động Mô tả: Tìm hiểu về phẩm chất, năng lực trong chương trình GDPT 2018. b) Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trong chương trình GDPT 2018. - Chỉ ra được phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi trong những tình huống cụ thể. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem tài liệu đọc về phẩm chất, năng lực trong chương trình GDPT 2018. - Đọc 6 tình huống và trả lời câu hỏi: Tình huống đề cập đến phẩm chất hay năng lực nào được quy định trong chương trình GDPT 2018? d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 1. - Đánh giá: đạt 80% câu hỏi. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 1 - Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.1. - Bài tập tình huống. - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm [dạng nghe].
- Hoạt động 2: a)Tên hoạt động: Thử tài Mô tả: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. b) Yêu cầu cần đạt: - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. - Phân tích được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. c) Nhiệm vụ của người học - Nghiên cứu tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.2, về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. - Xác định yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng 4 lực thông qua các hình ảnh, và phân tích được vai trò của từng yếu tố. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 2. - Đánh giá: đạt 75% câu hỏi. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 2 - Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.2. - Hình ảnh phục vụ bài tập. Hoạt động 3: a) Tên hoạt động: Khám phá Mô tả: Tìm hiểu về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. b) Yêu cầu cần đạt: - Xác định được các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. - Phân tích được yêu cầu của các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem infographic về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. - Đọc tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.3 về các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm ở cuối hoạt động. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 3. - Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 3 - Infographic. - Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.1.3. - Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 4: a)Tên hoạt động: Điền khuyết Mô tả: Tìm hiểu xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. b) Yêu cầu cần đạt: 5 Phân tích được xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3, về xu hướng hiện đại về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. - Trả lời câu hỏi TN. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 4. - Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 4 - Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3. - Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 5: a)Tên hoạt động: Nghiên cứu Mô tả: Tìm hiểu một số PPDH phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại. b) Yêu cầu cần đạt: Xác định được một số PPDH phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3, về một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu hướng hiện đại. - Xem infographic.
- - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm [dạng trò chơi] d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 5. - Đánh giá: đạt 75% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 5 - Tài liệu đọc, nội dung 1, mục 1.2.3. - Câu hỏi trắc nghiệm. 2. Đánh giá /phản hồi chủ đề 1 - Xem và hoàn thành các hoạt động: 1, 2, 3, 4, 5. 6 - Thực hiện kiểm tra cuối chủ đề 1: câu hỏi tự luận số 2, 3 trong tài liệu đọc – nội dung 1. Chủ đề 2: Các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS 1. Hướng dẫn chủ đề 2 Hoạt động 6: a) Tên hoạt động: Nhận diện Mô tả: Tìm hiểu định hướng chung về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: - Trình bày được định hướng chung về PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho HS trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Nhận diện các PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem video chuyên gia và trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm. - Xem infographic và đọc tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1, về đặc điểm – vị trí – mục tiêu của môn Khoa học tự nhiên, mối quan hệ giữa 3 thành phần năng lực và 3 mạch nội dung, các PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 6. - Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm.
- e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 6 - Video chuyên gia. - Infographic. - Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1. (2.1.1; 2.1.2 và 2.1.4). Hoạt động 7: a) Tên hoạt động: Kết nối Mô tả: Tìm hiểu mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học và PP, KTDH trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: - Xác định được mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học và PP, KTDH 7 trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Trình bày được ví dụ minh họa về các PP, KTDH phù hợp để phát triển các thành phần năng lực Khoa học tự nhiên ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem infographic về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Xem tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1.3, về mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Xem tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1.4, về định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đặc thù trong giáo dục Khoa học tự nhiên ở THCS. - Trả lời câu hỏi và chia sẻ trên diễn đàn: 1. Mô tả ngắn gọn “Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS”. 2. Minh chứng mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP và KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. Có thể trình bày thông tin dưới dạng bảng gợi ý sau: Lớp: Chủ đề: Khoa học tự nhiên Yêu cầu cần đạt Năng lực Nội dung PP, KTDH
- d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 7. - Đánh giá: đạt khi hoàn thành câu hỏi và chia sẻ trên diễn đàn. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 7 - Infographic. - Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.1.3, 2.1.4. - Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo 8 dục và Đào tạo). Hoạt động 8: a) Tên hoạt động: Ghép đôi Mô tả: Tìm hiểu một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: - Xác định được bản chất, định hướng sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Trình bày được quy trình thực hiện một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem infographic và tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.2, về một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 8. - Đánh giá: đạt 80% câu hỏi trắc nghiệm. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động - Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.2. - Câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động 9: a) Tên hoạt động: Chia sẻ
- Mô tả: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng một số PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: Trình bày được một vài ví dụ minh hoạ việc áp dụng một (một số) PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Trả lời câu hỏi và chia sẻ trên diễn đàn: + Trình bày ví dụ minh hoạ việc áp dụng một (một số) PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. + Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng của các PP, KTDH vừa tìm hiểu trong thực tiễn nhà 9 trường. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 9. - Đánh giá: trả lời câu hỏi và chia sẻ sản phẩm lên diễn đàn. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động - Tài liệu đọc, nội dung 2, mục 2.2. 2. Đánh giá /phản hồi chủ đề 2 - Xem và hoàn thành các hoạt động: 6, 7, 8, 9. - Thực hiện kiểm tra cuối chủ đề 2: 5 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chủ đề 3: Lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học chủ đề trong môn KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở THCS 1. Tiến trình học tập chủ đề 3 Hoạt động 10: Kết nối a) Tên hoạt động: Mô tả: Tìm hiểu yêu cầu chung của việc lựa chọn, xây dựng các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn Khoa học tự nhiên. b) Yêu cầu cần đạt: - Xác định được các yêu cầu chung của việc lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn Khoa học tự nhiên. - Phân tích được một số yêu cầu chung của việc lựa chọn, xây dựng được các chiến lược dạy học hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh THCS trong môn
- Khoa học tự nhiên. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem video clip chuyên gia trao đổi về chuyên môn. - Xem tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.1, về chiến lược dạy học một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên. d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 10. - Đánh giá: hoàn thành yêu cầu xem video, trả lời câu hỏi định hướng theo track của clip. e) Tài liệu/học liệu phục vụ hoạt động 10 10 - Video clip chuyên gia trao đổi về chuyên môn. - Tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.1. - Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hoạt động 11: a) Tên hoạt động: Trải nghiệm Mô tả: Tìm hiểu cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. b) Yêu cầu cần đạt: - Xác định được cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. - Phân tích được một số cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS. c) Nhiệm vụ của người học (qua mạng) - Xem video sinh hoạt chuyên môn hoặc clip chuyên gia trao đổi về chuyên môn. - Xem kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học minh hoạ. - Xem tài liệu đọc, nội dung 3, mục 3.2, về cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH một chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết trong các cơ sở lựa chọn, sử dụng PP, KTDH trong môn Khoa học tự nhiên ở THCS thì cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao? d) Giám sát/Phản hồi/ Đánh giá - Giám sát: mức độ hoàn thành nhiệm vụ. - Phản hồi: mức độ hoàn thành theo yêu cầu của hoạt động 11.