Mô đun Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Trung học Cơ sở
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Mô đun Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
mo_dun_quan_tri_hoat_dong_day_hoc_giao_duc_trong_truong_trun.docx
Nội dung tài liệu: Mô đun Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường Trung học Cơ sở
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (Dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà) TÊN MÔ ĐUN: QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÀ NỘI, 2021
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BD Bồi dưỡng CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất CTGD Chương trình giáo dục CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông GDĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HĐGD Hoạt động giáo dục HĐTN Hoạt động trải nghiệm HĐTN, HN Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp HS Học sinh HVQLGD Học viện Quản lý giáo dục KTĐG Kiểm tra đánh giá NCBH Nghiên cứu bài học PPDH Phương pháp dạy học SHCM Sinh hoạt chuyên môn TBDH Thiết bị dạy học TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
- BAN XÂY DỰNG TÀI LIỆU QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ STT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ 1 PGS.TS.Trần Hữu Hoan Học viện Quản lý giáo dục Trưởng ban 2 TS. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 3 TS. Trịnh Văn Cường Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 4 TS. Nguyễn Thị Thanh Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 5 PGS.TS.Nguyễn Thành Vinh Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 6 TS. Phan Hồng Dương Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 7 TS. Phạm Xuân Hùng Học viện Quản lý giáo dục Thành viên Trường Đại học Giáo dục 8 PGS.TS. Dương Thị Hoàng Yến Thành viên – Đại học Quốc gia Hà Nội 9 TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thành viên Trường THCS Thị trấn Văn Điển, 10 ThS. Trương Thị Quý Hoa Thành viên Thanh Trì, Hà Nội 11 TS. Hà Thanh Hương Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 12 ThS. Kim Mạnh Tuấn Học viện Quản lý giáo dục Thành viên 13 ThS. Trương Vĩnh Bình Học viện Quản lý giáo dục Thư ký 14 CN. Vũ Bích Ngọc Học viện Quản lý giáo dục Thư ký 15 CN. Lương Thị Minh Phương Học viện Quản lý giáo dục Thư ký
- CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ Chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người; Phẩm chất được đánh giá thông qua hành vi. Năng lực: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực được đánh giá bằng hiệu quả hoạt động. Môn học: Môn học là lĩnh vực nội dung dạy học được thực hiện trong nhà trường có cấu trúc và lôgíc phù hợp với các ngành khoa học và thực tiễn tương ứng, phù hợp với những quy luật tâm – sinh lí của dạy học. Hoạt động giáo dục: Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm. Theo Nghị định 24/2021/NĐ-CP: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục”. Trải nghiệm: Trải nghiệm là quá trình hoạt động để thu nhận những kinh nghiệm, từ đó vận dụng một cách hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống. Hướng nghiệp: Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: “Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết
- những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12; ở cấp tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được gọi là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.” Giáo dục STEM: STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên môn trong học tập, ở đó những khái niệm học thuật chính xác được kết hợp với bài học thực tiễn khi học sinh vận dụng khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học trong một bối cảnh cụ thể, tạo nên sự kết nối giữa nhà trường, cộng đồng, việc làm và hoạt động kinh doanh toàn cầu cho phép sự phát triển những hiểu biết tối thiểu về STEM và cùng với nó là khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới” (nguồn:Tsupros, N., R. Kohler, & Hallinen, J. (2009). STEM Education). Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.” Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết (còn gọi là đánh giá kết quả) là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một khóa/lớp học hoặc một môn học/học phần/chương trình học. Đánh giá quá trình: Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học/khóa học, cung cấp thông tin phản hồi cho người học biết được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu giáo dục, qua đó điều chỉnh cách học, cách dạy giúp người học tiến bộ. Đánh giá quá trình còn được biết đến như đánh giá vì sự tiến bộ của người học. Theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT: a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập,
- rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; b) Kiểm tra, đánh giá định kì: - Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Dạy học tích hợp: Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng.” Dạy học phân hóa: Dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có của mỗi người học. Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: “Dạy học phân hoá là định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lí, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh.” Nội dung giáo dục địa phương: Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp
- phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. Kế hoạch giáo dục của nhà trường: Kế hoạch giáo dục của nhà trường là loại hình văn bản chuyên môn nghiệp vụ để triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông quốc gia trong bối cảnh cụ thể của địa phương và các điều kiện thực tế của nhà trường; Kế hoạch giáo dục nhà trường là văn bản cụ thể hóa tiến trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (bao gồm nội dung giáo dục địa phương) phù hợp với điều kiện cụ thể về thời gian, đặc điểm của người học, nhân lực, vật lực để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra trên cơ sở phân tích bối cảnh của nhà trường. Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng hằng năm dựa trên kế hoạch giáo dục chung và các hướng dẫn trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập: “Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.” Kế hoạch dạy học, giáo dục: Kế hoạch dạy học, giáo dục đề cập trong tài liệu này được hiểu là văn bản cụ thể hoá việc phân phối nội dung và tiến độ thực hiện chương trình dạy học các môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông quốc gia đến từng lớp của nhà trường trong điều kiện xác định. Kế hoạch dạy học: Kế hoạch dạy học đề cập trong tài liệu này được xem xét ở các cấp độ: kế hoạch dạy học của trường; kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch dạy học bài học (hay còn gọi là giáo án), trong đó: - Kế hoạch dạy học của nhà trường là văn bản thể hiện thời gian, thời điểm, địa điểm, giáo viên được phân công để triển khai nội dung chương trình giáo dục nhà trường cho các lớp học cụ thể trong một tuần, một tháng, hay một học kỳ theo biên chế năm học. Là cơ sở để triển khai thực hiện CTGD nhà trường đến giáo viên, học sinh và các bên liên quan; - Kế hoạch dạy học môn học được hiểu là một văn bản thể hiện tiến trình thực hiện các nội dung môn học trong một học kì hay năm học ở một số lớp cụ thể; kế hoạch dạy học tạo thế chủ động cho giáo viên khi thực hiện chương trình dạy học, thấy rõ nhiệm vụ cụ thể cho tới từng kì và từng tuần; - Kế hoạch dạy học bài học là văn bản cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục môn học vào điều kiện cụ thể. Kế hoạch dạy học được xây dựng phù hợp với
- đối tượng học sinh; Nội dung kế hoạch dạy học cụ thể hóa các mức độ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đối với nội dung dạy học và yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh (mục tiêu bài học), có một số chi tiết về thiết bị dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện dạy học, có thời gian, thời điểm thực thi các nội dung, vạch rõ, sắp đặt tiến trình thực hiện chương trình dạy học nội dung môn học cho phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và thời gian triển khai nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã xác định. Quản trị nhà trường: Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường (Theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông).
- MỤC LỤC I. Tổng quan khóa tập huấn 1 1. Giới thiệu chung 1 2. Mục tiêu khóa tập huấn 1 3. Nội dung chính (40 tiết) 2 4. Đề cương chi tiết 2 II. Nhiệm vụ của học viên 4 III. Cấu trúc hệ thống học tập trực tuyến của Mô-đun 1: 5 IV. Công nhận kết quả bồi dưỡng 6 V. Liên kết (links) tài liệu tham khảo 7 1. Tài liệu bồi dưỡng định dạng word và ppt cấp THCS 7 2. Liên kết videos cấp THCS 7 NỘI DUNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN 8 Nội dung 1 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 8 1.1. Khái quát về chương trình GDPT 2018 8 1.1.1. Bối cảnh, quan điểm xây dựng chương trình 8 1.1.2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 11 1.1.3. Điều kiện triển khai thực hiện chương trình 13 1.2. Những điểm cần chú ý trong triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở 26 1.2.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục trung học cơ sở 26 1.2.2. Nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở 28 1.2.3. Xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục của địa phương/nhà trường 30 1.2.4. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 31 1.2.5. Thực hiện giáo dục theo định hướng STEM 31 1.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh cấp trung học cơ sở 32 1.2.7. Chuẩn bị các điều kiện thực kiện kế hoạch dạy học, giáo dục 33 Nội dung 2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG TRONG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC, GIÁO DỤC THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 35 2.1. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường trung học cơ sở 35 2.1.1. Quán triệt yêu cầu giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đến các bên liên quan trong quản trị hoạt động daỵ học, giáo dục 36 2.1.2. Thực thi quyền tự chủ trong thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường 38 2.1.3. Đảm bảo dân chủ trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục 39 2.2. Nhiệm vụ hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục 40 2.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của trường trung học cơ sở 40 2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục trường trung học cơ sở 44 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá và điểu chỉnh kế hoạch giáo dục 45 Nội dung 3 XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DẠY HỌC, GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 46 3.1. Kế hoạch giáo dục nhà trường 46
- 3.1.1. Quan niệm kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng kế hoạch nhà trường 46 3.1.2. Nội dung của kế hoạch giáo dục nhà trường 48 3.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục trường trung học cơ sở 49 3.2.1 Xác định các căn cứ và lập kế hoạch xây dựng kế hoạch giáo dục trường trung học cơ sở 49 3.2.2. Qui trình xây dựng kế hoạch giáo dục trường trung học cơ sở 52 3.3. Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục ở trường trung học cơ sở 62 3.3.1. Tổ chức lớp học, phân công giáo viên và xây dựng bộ máy tổ chức theo kế hoạch giáo dục nhà trường 62 3.3.2. Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và giáo dục theo định hướng STEM 64 3.3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện khác theo kế hoạch giáo dục nhà trường 75 3.3.5. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở .75 3.3.6. Huy động các lực lượng cộng đồng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường 77 3.4. Giám sát, đánh giá kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường 78 3.4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá 79 3.4.2. Sử dụng kết quả giám sát, đánh giá 84 3.4.3. Điều chỉnh kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục 87 Nội dung 4 CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 89 4.1. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh 89 4.2. Chỉ đạo thực hiện hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; ứng dụng công nghệ mới trong dạy học 91 4.3. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả môn học, hoạt động giáo dục của học sinh 92 4.4. Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở 93 4.4.1. Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên 93 4.4.2. Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề 94 4.4.3. Chỉ đạo tổ/nhóm thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh) 96 PHỤ LỤC 1. Rubric đánh giá xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường 103 PHỤ LỤC 2. Ví dụ minh họa kế hoạch giáo dục nhà trường .105
- TỔNG QUAN KHÓA TẬP HUẤN I. Tổng quan khóa tập huấn 1. Giới thiệu chung Khóa tập huấn với chủ đề “Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường THCS”, là một trong những khóa tập huấn để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngoài khóa tập huấn này, theo kế hoạch trong các năm tiếp theo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được tập huấn các nội dung khác như: “Quản trị nhân sự trong trường THCS”; “Quản trị tài chính trường THCS theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình”; “Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh ở trường THCS”; “Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THCS”; “Quản trị chất lượng giáo dục trường THCS”; “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong trường THCS”; “Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường THCS” và “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường THCS”. Khóa tập huấn đề cập đến những vấn đề cốt lõi, quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và Chương trình giáo dục THCS 2018 nói riêng, có vai trò định hướng nhận thức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn tiếp theo của Bộ GDĐT. 2. Mục tiêu khóa tập huấn 2.1. Mục tiêu chung Hướng dẫn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS thực hiện quản trị hoạt động dạy học, giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 20181. 2.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, học viên: 1. Phân tích được điểm mới của Chương trình GDPT 2018 2. Xác định được nhiệm vụ của hiệu trưởng trong thực hiện Chương trình GDPT 2018. 3. Phân tích được chương trình giáo dục cấp THCS; xây dựng được kế hoạch giáo dục trường THCS. 4. Chỉ đạo được tổ/nhóm chuyên môn thực hiện: - Xây dựng kế hoạch dạy học môn học, các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn, giáo dục STEM, hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương. 1 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 1
- - Thực hiện các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp, dạy học tích hợp, phân hóa, tích cực hoá hoạt động của học sinh theo hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh, ứng dụng công nghệ mới trong dạy học. - Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực; sử dụng kết quả đánh giá một cách phù hợp để theo dõi tiến bộ của học sinh và điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục; ứng dụng công nghệ mới trong dạy học, giáo dục. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn (theo hướng nghiên cứu bài học, theo chuyên đề ). 3. Nội dung chính (40 tiết) Nội dung 1: Hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018, những điểm mới và những điểm cần lưu ý (10 tiết). Nội dung 2. Yêu cầu và nhiệm vụ của hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục theo chương trình GDPT 2018 ở trường THCS (5 tiết). Nội dung 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục trường THCS theo yêu cầu phá triển phẩm chất, năng lực học sinh; Giám sát, đánh giá kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường (15 tiết). Nội dung 4. Chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục trong trường THCS: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục; đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục học sinh THCS (10 tiết). 4. Đề cương chi tiết STT Nội dung Thời lượng 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1. Khái quát về chương trình GDPT 2018 1.1.1. Bối cảnh, quan điểm xây dựng chương trình. 1.1.2. Những điểm chính của chương trình giáo dục phổ thông 2018 1.1.3. Điều kiện triển khai thực hiện chương trình 1.2. Những điểm cần chú ý trong triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở Nội 1.2.1. Mục tiêu của chương trình giáo dục trung học cơ sở dung 10 Tiết 1.2.2. Nội dung chương trình và kế hoạch giáo dục cấp trung học 1 cơ sở 1.2.3. Xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục của địa phương/nhà trường 1.2.4. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 1.2.5. Thực hiện giáo dục theo định hướng STEM 1.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục của học sinh cấp trung học cơ sở 2
- STT Nội dung Thời lượng 1.2.7. Chuẩn bị các điều kiện thực kiện kế hoạch dạy học, giáo dục 2. Yêu cầu và nhiệm vụ của hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục ở trường trung học cơ sở theo chương trình GDPT 2018 2.1. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong trường trung học cơ sở 2.1.1. Quán triệt yêu cầu giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất học sinh trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục. Nội 2.1.2. Thực thi quyền tự chủ trong thực hiện chương trình giáo dục dung 5 Tiết của nhà trường. 2 2.1.3. Đảm bảo dân chủ trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục. 2.2. Nhiệm vụ hiệu trưởng trường trung học cơ sở trong quản trị hoạt động dạy học, giáo dục 2.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của trường trung học cơ sở 2.2.2. Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục trường trung học cơ sở 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá và điểu chỉnh kế hoạch giáo dục 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục trường trung học cơ sở theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 3.1. Kế hoạch giáo dục nhà trường 3.1.1. Quan niệm về kế hoạch giáo dục nhà trường và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường 3.1.2. Nội dung của kế hoạch giáo dục nhà trường 3.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục trường trung học cơ sở 3.2.1 Xác định các căn cứ và lập kế hoạch xây dựng Kế hoạch giáo Nội dục trường trung học cơ sở dung 3.2.2. Triển khai qui trình xây dựng kế hoạch giáo dục trường trung 15 Tiết 3 học cơ sở 3.3. Triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục ở trường trung học cơ sở 3.3.1. Tổ chức lớp học, phân công giáo viên và xây dựng bộ máy tổ chức theo kế hoạch giáo dục nhà trường 3.3.2. Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 3.3.3. Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các điều kiện khác theo kế hoạch giáo dục nhà trường 3.3.4. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở 3
- STT Nội dung Thời lượng 3.3.5. Huy động các lực lượng cộng đồng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường 3.4. Giám sát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường 3.4.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá 3.4.2. Sử dụng kết quả đánh giá 3.4.3. Điểu chỉnh kế hoạch hoạt động dạy học, giáo dục 4. Chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học cơ sở 4.1. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn học/hoạt động giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Nội 4.2. Chỉ đạo thực hiện hình thức, phương pháp dạy học, giáo dục dung 10 Tiết phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; ứng dụng công nghệ 4 mới trong dạy học 4.3. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả môn học, hoạt động giáo dục của học sinh 4.4. Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường trung học cơ sở Tổng cộng 40 Tiết II. Nhiệm vụ của học viên Khóa học được thiết kế để cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (hiệu trưởng, hiệu phó) tự học trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS. Nhiệm vụ của học viên bao gồm: 1. Nghiên cứu 04 nội dung (từ nội dung 1 đến nội dung 4); nghiên cứu các học liệu dạng đồ họa (Inforgraphics), tài liệu videos theo hướng dẫn. 2. Hoàn thành các bài tập của mỗi nội dung yêu cầu bao gồm câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận. Lưu ý: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan được phép làm nhiều lần nhưng chỉ lưu kết quả cuối cùng. Câu hỏi tự luận cần trả lời trực tiếp và nộp câu trả lời trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS. 3. Hoàn thành bài tập thực hành cuối khóa: “Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường” và nộp lên hệ thống quản lý học tập LMS để nhận được góp ý của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và đồng nghiệp. 4. Hoàn thành phiếu “Khảo sát cuối khoá học” liên quan đến hoạt động bồi dưỡng. 4
- 5. Khai đầy đủ, điều chỉnh (nếu cần) thông tin cá nhân trên hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS. III. Cấu trúc hệ thống học tập trực tuyến của Mô-đun 1: I Tổng quan khóa tập huấn và nhiệm vụ của học viên II Đề cương chi tiết của khóa tập huấn III Nội dung của khoá học A Nội dung 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 1 - Hướng dẫn học tập nội dung 1 2 - Nội dung 1 3 - Đồ họa nội dung 1 4 - Video 1: Chương trình giáo dục THCS, những điểm cần lưu ý 5 - Bài tập nội dung 1 (10 câu hỏi trắc nghiệm) Nội dung 2. Yêu cầu và nhiệm vụ của hiệu trưởng trong quản trị hoạt động B dạy học, giáo dục theo chương trình GDPT 2018 ở trường THCS 1 - Hướng dẫn học tập nội dung 2 2 - Nội dung 2 3 - Đồ họa nội dung 2 4 - Bài tập nội dung 2 (10 câu hỏi trắc nghiệm) Nội dung 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục trường C THCS theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 1 - Hướng dẫn học tập nội dung 3 2 - Nội dung 3 3 - Đồ họa nội dung 3 4 - Video 2: Hướng dẫn xây dựng KHGD nhà trường 5 - Bài tập nội dung 3 (10 câu hỏi trắc nghiệm) D Nội dung 4. Chỉ đạo hoạt động tổ/nhóm chuyên môn trong trường THCS 1 - Hướng dẫn học tập nội dung 4 2 - Đồ họa nội dung 4 - Video 3: Hướng dẫn hoạt động Tổ/Nhóm chuyên môn 3 - Video 4 – 6: Minh họa sinh hoạt Tổ/Nhóm chuyên môn 4 - Bài tập nội dung 4 (10 câu hỏi trắc nghiệm và 05 câu hỏi tự luận) BÀI TẬP CUỐI KHÓA (XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ IV TRƯỜNG) 1 - Hướng dẫn nộp bài tập cuối khóa 2 - Hướng dẫn thực hiện bài tập cuối khóa 3 - Ví dụ minh họa kế hoạch giáo dục nhà trường 5
- 4 - Rubrics đánh bài tập cuối khóa 5 - Công cụ nộp bài tập V Tài liệu tham khảo IV. Công nhận kết quả bồi dưỡng Các Sở GDĐT phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông hoàn thành khóa bồi dưỡng Mô-đun 1 khi cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng đủ các yêu cầu sau: 1. Hoàn thành các nhiệm vụ tự học qua mạng trên hệ thống quản lý học tập (LMS), được hệ thống bồi dưỡng qua mạng đánh giá tự động là đạt: STT Tiêu chí tính điểm toàn khóa Trọng số Mức độ chăm chỉ của học viên: nghiên cứu toàn bộ tài liệu của khóa học (tài liệu chính, tài liệu dạng đồ họa, tài liệu videos) và thực 1 10% hiện tất cả các nhiệm vụ theo hướng dẫn học tập (câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, bài tập cuối khóa ). Đánh giá quá trình dựa trên mức độ hoàn thành các bài tập trắc nghiệm và tự luận: a) 40 câu hỏi trắc nghiệm; với mỗi 01 câu trả lời đúng, học viên được 2,5 điểm (thang điểm 100). 2 b) Các câu hỏi tự luận được chấm trên thang điểm 100 do cán bộ 30% quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đánh giá dưới sự hướng dẫn của giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt. c) Điểm đánh giá quá trình bằng trung bình cộng của điểm phần câu hỏi trắc nghiệm và các câu hỏi tự luận. Hoàn thành bài tập cuối khóa (Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường) Bài tập kế hoạch giáo dục nhà trường được chấm trên thang điểm 3 60% 100 được cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đánh giá dưới sự hướng dẫn của giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt. Học viên được hệ thống quản lý học tập LMS đánh giá là đạt khi: a) Tổng điểm toàn khóa của học viên ≥ 50 điểm; b) Hoàn thành khảo sát cuối khóa; c) Thông tin cá nhân trên hệ thống quản lý học tập LMS chính xác. 2. Được đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán, những người mà đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ từng nhóm, đánh giá là đạt; 6
- 3. Được đơn vị phụ trách bồi dưỡng (Học viện Quản lý giáo dục) đánh giá là đạt dựa trên đề xuất của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt. V. Liên kết (links) tài liệu tham khảo 1. Tài liệu bồi dưỡng định dạng word và ppt cấp THCS 2. Liên kết videos cấp THCS Lưu ý: Học viên cần xem trực tiếp videos trên hệ thống và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được tích hợp trong các videos. Các đường links liên kết dưới đây chỉ là dự phòng. Video 1: Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục 2018 Video 2: Hướng dẫn xây dựng KHGD nhà trường Video 3: Hướng dẫn chỉ đạo hoạt động Tổ/Nhóm chuyên môn Video 4, 5 và 6: Minh họa sinh hoạt Tổ/Nhóm chuyên môn 7