Kiểm tra, đánh giá học sinh cấp Trung học Cơ sở theo định hướngphát triển phẩm chất, năng lực môn Khoa học tự nhiên

docx 146 trang Hiền Nhi 08/04/2025 580
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kiểm tra, đánh giá học sinh cấp Trung học Cơ sở theo định hướngphát triển phẩm chất, năng lực môn Khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_cap_trung_hoc_co_so_theo_dinh_huo.docx
  • pdfMĐ 3 KHTN.pdf

Nội dung tài liệu: Kiểm tra, đánh giá học sinh cấp Trung học Cơ sở theo định hướngphát triển phẩm chất, năng lực môn Khoa học tự nhiên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH ETEP TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI o0o TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN (Tài liệu bồi dưỡng trực tiếp) MÔ ĐUN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINHCẤP THCS THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THÁNG 7, NĂM 2020 1
  2. BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU 1. PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội 2. PGS.TS. Ngô Ngọc Hoa 3. TS. Đỗ Thị Quỳnh Mai 2
  3. BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT TT Các từ viết tắt Viết đầy đủ 1. CT GDPT Chương trình Giáo dục phổ thông 2. ĐGĐK Đánh giá định kì 3. ĐGTX Đánh giá thường xuyên 4. GQVĐ Giải quyết vấn đề 5. GQVĐ & ST Giải quyết vấn đề và sáng tạo 6. GV Giáo viên 7. HS Học sinh 8. KHTN Khoa học tự nhiên 9. KN Kĩ năng 10. NL Năng lực 11. THCS Trung học cơ sở 3
  4. MỤC LỤC BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT 3 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 8 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ ĐUN 8 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 8 3. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN 8 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA MÔ ĐUN 9 Nội dung 1: các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh THCS 9 Nội dung 2: Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 12 Nội dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh THCS về phẩm chất vànăng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 13 Nội dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học ở THCS 14 Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 16 PHỤ LỤC 18 NỘI DUNG 1. CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNPHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS 18 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC 18 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 18 1.1.2. Mục đích, mục tiêu của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục 19 1.1.3. Các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá 20 1.1.4. Các loại hình đánh giá trong giáo dục 21 4
  5. 1.2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH 22 1.3. QUY TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS 23 1.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 25 1.4.1. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình GDPT 2018 25 1.4.2. Đặc điểm của kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 26 1.4.3. Xác định đường phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 28 NỘI DUNG 2. SỬ DỤNG HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS 33 2.1. SỬ DỤNG CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS 33 2.1.1. Đánh giá thường xuyên 33 2.1.2. Đánh giá định kì 36 2.2. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS 38 2.2.1. Phương pháp kiểm tra viết 38 2.2.2. Phương pháp quan sát 40 2.2.3. Phương pháp hỏi − đáp 42 NỘI DUNG 3. XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁPHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 44 5
  6. 3.1. XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 44 3.1.1. Câu hỏi 44 3.1.2. Bài tập 58 3.1.2. Đề kiểm tra 69 3.1.3. Sản phẩm học tập 80 3.1.4. Hồ sơ học tập 83 3.2.6. Bảng kiểm (checklist) 88 3.2.7. Thang đánh giá (rating scales) 90 3.2.8. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) 93 4.1. LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 98 4.1.1. Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề môn Khoa học tự nhiên, xác định mục tiêu dạy học chủ đề 98 4.1.2. Lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đềmôn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 99 4.1.3. Phân tích ví dụ minh hoạ về kiểm tra, đánh giá một chủ đề cụ thể môn Khoa học tự nhiên 99 NỘI DUNG 4. PHÂN TÍCH, SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁTHEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂGHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CẤP THCS 103 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ LÍ VÀ PHẢN HỒI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 103 4.2. PHÂN TÍCH, SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THEO ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỂ GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH 105 4.2.1. Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực 105 4.2.2. Phân tích, giải thích bằng chứng 108 6
  7. 4.2.3. Báo cáo sự phát triển năng lực của cá nhân học sinh 109 4.3. ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỂ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 111 4.3.1. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu thông qua dạy học môn Khoa học tự nhiên 111 4.3.2. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua dạy học môn Khoa học tự nhiên 113 4.3.3. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực đặc thù trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 128 4.3.4. Định hướng sử dụng kết quả đánh giá để và đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên 135 NỘI DUNG 5. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCHHỖ TRỢ ĐỒNG NGHIỆP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH CẤP THCS 136 5.1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hỗ trợ chuyên môn cho đồng nghiệp về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 136 5.2. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 140 5.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn 142 5.4. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua mô hình hướng dẫn đồng nghiệp 144 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG 147 ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 7
  8. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ ĐUN Mô đun “Kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là Mô đun bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mô đun này được xây dựng theo cấu trúc tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, nhằm giúp học viên nâng cao kiến thức về kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trên cơ sở đó, học viên sẽ được rèn luyện kĩ năng xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn học. 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau khi thực hiện xong mô đun, học viên có thể: - Trình bày đượckhái quát những điểm cốt lõi về hình thức, phương pháp, kĩ thuật kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS THCS; - Lựa chọn và vận dụng được các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với nội dung và phát triển năng lực, phẩm chất HS ở THCS; - Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất, năng lực; - Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học; - Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 3. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN Mô đun được cấu trúc bởi 5 nội dung với 12 hoạt động: Nội dung 1: Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục Hoạt động 2: Tìm hiểu quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; 8
  9. Hoạt động 4: Tìm hiểu quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nội dung 2: Sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Hoạt động 5: Tìm hiểu các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh; Hoat động 6: Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục học sinh. Nội dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên Hoạt động 7: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên; Hoạt động 8: Xây dựng kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn Khoa học tự nhiên theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nội dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học Hoạt động 9: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh; Hoạt động 10: Định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục và sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên. Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên Hoạt động 11: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp; Hoạt động 12: Tìm hiểu và đề xuất các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA MÔ ĐUN Nội dung 1: các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinhTHCS Mục tiêu: Trình bày được một số vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; Phân tích được quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; So sánh được đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực với đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ; Phân tích được các nguyên tắc 9
  10. và quy trình đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Các hoạt động: Hoạt động Thời gian (phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá 30 trong giáo dục a. Yêu cầu cần đạt: Trình bày được một số vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 1; Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm: Công việc 1: Phân biệt các khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá Công việc 2: Phân tích mục đích, mục tiêu đánh giá trong giáo dục Công việc 3:Phân biệt các loại hình đánh giá trong giáo dục c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Sơ đồ thiết lập mối quan hệ giữa kiểm tra, đánh giá và đo lường Hoạt động 2: Tìm hiểu quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết 30 quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. a. Yêu cầu cần đạt:Phân tích được các quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 2; Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm: - Công việc 1: Phân tích các quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Công việc 2: So sánh đánh giá kiến thức, KN, thái độ với đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về đặc điểm của đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng 10
  11. lực học sinh. c. Tài liệu: , từ trang đến trang d. Đánh giá: Bảng so sánh giữa đánh giá kiến thức, KN, thái độ với đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Hoạt động 3: Tìm hiểu các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng 30 phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; a. Yêu cầu cần đạt: Phân tích được các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 3 Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm: - Công việc 1: Mỗi nhóm thảo luận về 1-2 nguyên tắc. - Công việc 2: Các nhóm chia sẻ cho các nhóm khác. Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về yêu cầu sử dụng các nguyên tắc. c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Báo cáo phân tích những thuận lợi và khó khăn của bản thân khi thực hiện các nguyên tắc đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong quá trình dạy học môn học tại cơ sở giáo dục phổ thông đang công tác. Hoạt động 4: Tìm hiểu quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát 45 triển phẩm chất, năng lực học sinh; Yêu cầu cần đạt: Phân tích được quy trình kiểm tra,đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh a. Nhiệm vụ của học viên Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 4 Nhiệm vụ 2:Làm việc nhóm: - Công việc 1: Tìm hiểu các bước của quy trình; - Công việc 2: Lấy ví dụ minh họa cho quy trình. Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp b. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang c. Đánh giá: Ví dụ minh họa choquy trình kiểm tra, đánh giá học sinh 11
  12. Nội dung 2: Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Mục tiêu: Phân tích được các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Các hoạt động: Hoạt động Thời gian (phút) Hoạt động 5: Tìm hiểu các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học 105 phút tập, giáo dục học sinh a. Yêu cầu cần đạt: Phân tích được các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh b. Nhiệm vụ của học viên Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 5 Nhiệm vụ 2:Làm việc nhóm: - Công việc 1: Phân tích các hình thức đánh giá - Công việc 2: Lấy ví dụ minh họa cho các hình thức đánh giá Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về các hình thức đánh giá trong dạy học môn học. c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Báo cáo phân tích về các hình thức đánh giá và ví dụ minh họa cho các hình thức. Hoat động 6: Tìm hiểu các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo 105 hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; a. Yêu cầu cần đạt: Phân tích được các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 6 Nhiệm vụ 2:Làm việc nhóm: - Công việc 1: Phân biệt các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh - Công việc 2: Lấy ví dụ minh họa cho mỗi phương pháp Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm 12
  13. chất, năng lực học sinh và các ví dụ minh họa. c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Bảng biểu hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá và ví dụ minh họa. Nội dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh THCS về phẩm chất vànăng lực trong dạy học mônKhoa học tự nhiên Mục tiêu: - Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng phát triển năng lực của học sinh; - Thiết kế được kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học một chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Các hoạt động: Hoạt động Thời gian (phút) Hoạt động 7: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát 180 triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên a. Yêu cầu cần đạt: Thiết kế được các công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn KHTN. b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 7 Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm: - Công việc 1: Tìm hiểu về các công cụ đánh giá - Công việc 2: Thiết kế được các công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học môn KHTN. Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về xây dựng các công cụ đánh giá trong dạy học môn học nhằm phát triển năng lực học sinh. Tài liệu: [1], từ trang đến trang 13
  14. Đánh giá: 1. Báo cáo phân tích những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng các công cụ đánh giá trong dạy học môn học do học viên phụ trách ở trường THCS 2. Bản thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn KHTN. Hoạt động 8: Xây dựng kế hoạch đánh giá tromg dạy học chủ đề theo 180 hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. a. Yêu cầu cần đạt: Xây dựng được kế hoạch đánh giá trong dạy học một chủ đề. b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 8 Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm: - Công việc 1: Tìm hiểu kế hoạch đánh giá; - Công việc 2: Xây dựng kế hoạch đánh giá một chủ đề theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về xây dựng kế hoạch đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh. c. Tài liệu: [1], từ trang đến trang d. Đánh giá: Bản kế hoạch đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học một chủ đề. Nội dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học ở THCS Mục tiêu: Phân tích và sử dụng được kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh và đổi mới phương pháp dạy học môn học Các hoạt động: Hoạt động Thời gian (phút) Hoạt động 9: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát 30 triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh; a. Yêu cầu cần đạt:Trình bày được đặc điểm đường phát triển năng lực 14
  15. học sinh và vai trò của nó trong ghi nhận sự tiến bộ của học sinh; xác định được đường phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn học. b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 9 Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm - Công việc 1: Tìm hiểu về đường phát triển năng lực; - Công việc 2: Tìm hiểu về cách thu thập và phân tích bằng chứng để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh theo đường phát triển năng lực Nhiệm vụ 3: Thuyết trình kết quả làm việc nhóm và thảo luận toàn lớp về sự tiến bộ của học sinh theo đường phát triển năng lực c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Bản báo cáo ghi nhâj sự tiến bộ của học sinh Hoạt động 10: Định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục và sử dụng kết 150 quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên. a. Yêu cầu cần đạt: Đề xuất được một số phương pháp và xây dựng được các công cụ đánh giá năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên trong một chủ đề cụ thể. b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 10 Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm: - Công việc 1: Tìm hiểu các phương pháp và công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực - Công việc 2: Đề xuất được các phương pháp và xây dựng công cụ đánh giá một năng lực chung và năng lực KHTN. - Công việc 3: Tìm hiểu cách sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học môn học Nhiệm vụ 3: Thảo luận toàn lớp c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Bản thuyết trình về định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn học 15
  16. Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên Mục tiêu: Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ được đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn học. Các hoạt động: Hoạt động Thời gian (phút) Hoạt động 11: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp 75 a. Yêu cầu cần đạt:Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ cho đồng nghiệp về về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học chủ đề/bài học b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 11 Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm: - Công việc 1: Tìm hiểu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp - Công việc 2: Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp Nhiệm vụ 3: Thuyết trình và thảo luận toàn lớp về bản kế hoạchđã xây dựng c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Bản kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp Hoạt động 12: Tìm hiểu và đề xuất cáccác hình thức hỗ trợ đồng 75 nghiệp về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh a. Yêu cầu cần đạt: Trình bày được các hình thức hỗ trợ kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cho đồng nghiệp 16
  17. b. Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân- đọc thông tin của hoạt động 12 Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm: - Công việc 1: Tìm hiểu các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp; - Công việc 2: Xây dựng các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp Nhiệm vụ 3: Thuyết trình và thảo luận toàn lớp về xây dựng các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp c. Tài liệu: [1] , từ trang đến trang d. Đánh giá: Báo cáo phân tích các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp. 17
  18. PHỤ LỤC TÀI LIỆU 1: Phan Thị Thanh Hội, Ngô Ngọc Hoa, Đỗ Thị Quỳnh Mai (2020), Kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên NỘI DUNG 1. CÁC XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂNPHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THCS 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC 1.1.1. Các khái niệm cơ bản a) Đo lường Đo lường là việc so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính. Trong lĩnh vực giáo dục, thước đo trên đây của đo lường thường là tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá (ví dụ IELTS, SAT). Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học, hoạt động giáo dục. Ứng với loại tham chiếu này là các câu hỏi, nhiệm vụ học tập, đề thi theo tiêu chí. b) Đánh giá − Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, và diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (ví dụ như kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS; kế hoạch dạy học; chính sách giáo dục), qua đó hiểu biết và đưa ra được các quyết định cần thiết về đối tượng. - Đánh giá trong lớp học là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin liên quan đến hoạt động học tập và trải nghiệm của HS nhằm xác định những gì HS biết, hiểu và làm được. Từ đó đưa ra quyết định phù hợp tiếp theo trong quá trình giáo dục HS. - Đánh giá kết quả học tậplà quá trình thu thập thông tin về kết quả học tập của HS và được diễn giải bằng điểm số/chữ hoặc nhận xét của GV, từ đó biết được mức độ đạt được của HS trong biểu điểm đang được sử dụng hoặc trong tiêu chí đánh giá trong nhận xét của GV. 18
  19. c) Định giá Định giá là một quá trình đưa ra sự phán xét, nhận định về giá trị của một đối tượng xác định (ví dụ như việc học của HS, hiệu quả của kế hoạch bài học, tính khả thi của chương trình, ). Quá trình này dựa trên việc đối chiếu thông tin thu thập được về đối tượng với các mục tiêu hay tiêu chuẩn đã đề ra. Kết quả của định giá có thể được sử dụng để nâng cao các mặt của đối tượng (cải thiện thực trạng, điều chỉnh giải pháp, đổi mới chương trình ). d) Kiểm tra Kiểm tra là một cách tổ chức đánh giá (hoặc định giá), do đó nó có ý nghĩa và mục tiêu như đánh giá (hoặc định giá). Việc kiểm tra chú ý nhiều đến việc xây dựng công cụ đánh giá, ví dụ như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra. Các công cụ này được xây dựng trên một căn cứ xác định, chẳng hạn như đường phát triển năng lực hoặc các rubric trình bày các tiêu chí đánh giá. Như vậy, trong giáo dục: - Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể tách rời của quá trình dạy học; - Kiểm tra, đánh giá là công cụ hành nghề quan trọng của GV; - Kiểm tra, định giá là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục, quản lí chất lượng dạy và học. 1.1.2. Mục đích, mục tiêu của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục a) Mục đích chung của kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục có mục đích chung là cung cấp thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục. Có ba cấp độ đối tượng sử dụng các thông tin này: − Cấp độ trực tiếp dạy và học; − Cấp độ hỗ trợ hoạt động dạy và học; − Cấp độ ra chính sách. b) Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá trên lớp học − Phản hồi và khích lệ; − Chẩn đoán các vấn đề của HS; − Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục và sự tiến bộ của HS; − Ghi nhận và báo cáo kết quả học tập của HS; − Điều chỉnh hoạt động giảng dạy; c) Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá trong hoạt động học tập cụ thể − Các mục tiêu về kiến thức; 19
  20. − Các mục tiêu về kĩ năng; − Các mục tiêu về tình cảm, thái độ; − Các mục tiêu về phẩm chất, năng lực. 1.1.3. Các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá a) Đảm bảo tính giá trị Tính giá trị đòi hỏi đánh giá và đo lường được đúng các mục tiêu định đo. Như vậy, trong đánh giá, những thông tin thu được phải là những bằng chứng để đi đến những kết luận phù hợp. Việc đánh giá NL bắt đầu với những giá trị giáo dục. Đánh giá là một phương tiện để cải tiến giáo dục. Có nghĩa là cần xác định các giá trị mang lại cho các bên liên quan sau khi thực hiện quá trình đánh giá, ví dụ như cung cấp những thông tin phản hồi để giúp mỗi cá nhân tự cải thiện một NL nào đó. b) Đảm bảo độ tin cậy Tính tin cậy chỉ sự chính xác của đánh giá, tức là phản ánh đúng kết quả học tập và giáo dục của người học trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã đề ra. Tính tin cậy cho biết những kết qủa đánh giá ở những thời điểm khác nhau đều cho những kết quả tương tự. c) Đảm bảo tính toàn diện và tính linh hoạt Việc đánh giá NL hiệu quả nhất khi phản ánh được sự hiểu biết đa chiều, tích hợp, về bản chất của các hành vi được bộc lộ theo thời gian. NL là một tổ hợp, đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết mà là những gì có thể làm với những gì họ biết; nó bao gồm không chỉ có kiến thức, khả năng mà còn là giá trị, thái độ và thói quen hành vi ảnh hưởng đến mọi hoạt động. Do vậy, đánh giá cần phản ánh những hiểu biết bằng cách sử dụng đa dạng các phương pháp nhằm mục đích mô tả một bức tranh hoàn chỉnh hơn và chính xác NL của người được đánh giá. d) Đảm bảo tính công bằng Người đánh giá và người được đánh giá đều hiểu chuẩn, tiêu chí, hành vi đánh giá như nhau; công cụ đánh giá không có sự thiên vị cho giới, dân tộc, vùng miền, đối tượng, cách phân tích, xử lí kết quả chuẩn hóa để không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân. Kết quả đánh giá ổn định, chính xác, không bị phụ thuộc vào người đánh giá, những nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau. Kết quả đánh giá phải thống nhất khi được lặp đi lặp lại nhiều lần. e) Đảm bảo tính thường xuyên và có hệ thống Kiểm tra – đánh giá cần phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, có kế hoạch, đánh giá trước, trong và sau khi học một phần của chương trình, số lần kiểm tra 20
  21. phải đảm bảo đủ để có thể đánh giá chính xác. Đánh giá thường xuyên, hệ thống sẽ cung cấp kịp thời những thông tin ngược cho GV và HS, giúp cho GV điều chỉnh liên tục hoạt động dạy, HS điều chỉnh hoạt động học nhằm duy trì tính tích cực trong học tập. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ định kì cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục và GV đầy đủ những thông tin để điều chỉnh kịp thời các hoạt động giáo dục. f) Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Việc kiểm tra, đánh giá có thể giúp chỉ ra những điều kiện để cá nhân đạt kết quả tốt hơn về phẩm chất và NL; phát huy khả năng tự cải thiện của HS trong hoạt động dạy học và giáo dục. g) Đánh giá trong bối cảnh thực tiễn Để chứng minh người học có phẩm chất và NL ở mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Vì vậy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, NLHS chú trọng việc xây dựng những tình huống, bối cảnh thực tiễn để HS được trải nghiệm và thể hiện mình. h) Phù hợp với đặc thù môn học Mỗi môn học có những yêu cầu riêng về NL đặc thù cần phát triển ở HS, vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá cũng phải đảm bảo tính đặc thù của môn học nhằm định hướng cho GV lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học. 1.1.4. Các loại hình đánh giá trong giáo dục Có nhiều cách phân loại các kiểu/ loại hình đánh giá trong giáo dục dựa vào các đặc điểm như: quy mô, vị trí của người đánh giá; đặc tính của câu hỏi; tính chất thường xuyên hay thời điểm hoặc tính chất quy chiếu của mục tiêu đánh giá Đánh giá trong giáo dục thường có một số loại hình/ hình thức chính như sau:1 − Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình; − Đánh giá sơ khởi và đánh giá chẩn đoán; − Đánh giá dựa theo chuẩn và đánh giá dựa theo tiêu chí; − Đánh giá chính thức và đánh giá không chính thức; − Đánh giá khách quan và đánh giá chủ quan; 1Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2019), Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội 21
  22. − Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường, và đánh giá trên diện rộng; − Đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm; − Tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng; − Đánh giá xác thực; − Đánh giá sáng tạo. 1.2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, GIÁO DỤC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thể hiện trong triết lí đánh giá với những đặc trưng sau: - Đánh giá vì học tập (assessment for learning) diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình) nhằm phát hiện sự tiến bộ của người học, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tinđể GV và người học cải thiện chất lượng dạy học. Việc chấm điểm(cho điểm và xếp loại) không nhằmđể so sánhgiữa các người họcvới nhau màđể làm nổi bậtnhững điểm mạnhvà điểm yếucủa mỗi người họcvàcung cấp cho họthông tin phản hồiđể tiếp tụcviệc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. GVvẫn giữ vai trò chủ đạo trong đánh giákết quả học tập, nhưngngười học cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Người học có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. - Đánh giá là học tập (assessment as learning) nhìn nhận đánh giá với tư cách như là một quá trình học tập. Người học cần nhận thức được các nhiệm vụ đánh giá cũng chính là công việc học tập của họ. Việc đánh giá cũng được diễn ra thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập. Đánh giá như là việc học tập trung vào bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của người học dưới sự hướng dẫn, kết hợp với sự đánh giá của giáo viên với hai hình thức đánh giá cơ bản là tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, người học học được cách đánh giá, tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập của mình đến đâu, tốt hay chưa, tốt như thế nào. Ở đây, người học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, họ tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp và sử dụng kết quả đánh giáđể điều chỉnh cách học. Kết quả đánh giá này không được ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò như một nguồn thông tin để người học tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo. 22