Kế hoạch Tổ chức động trải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề: Tham quan đền Trần - Hướng về nguồn cội

doc 12 trang Hiền Nhi 15/06/2025 370
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Tổ chức động trải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề: Tham quan đền Trần - Hướng về nguồn cội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_to_chuc_dong_trai_nghiem_lop_6_chu_de_tham_quan_den.doc

Nội dung tài liệu: Kế hoạch Tổ chức động trải nghiệm Lớp 6 - Chủ đề: Tham quan đền Trần - Hướng về nguồn cội

  1. NHÓM SAO SÁNG – TẬP HUẤN 2019 KẾ HOẠT TỔ CHỨC ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 6 CHỦ ĐỀ: THAM QUAN ĐỀN TRẦN – HƯỚNG VỀ NGUỒN CỘI (2 tiết và 1 buổi sáng) (Mạch nội dung: Hoạt động hướng tới xã hội/ Hoạt động xây dựng cộng đồng) 1. Mục tiêu giáo dục Thực hiện xong chủ đề, học sinh: - Trình bày được lịch sử ra đời của khu di tích lịch sử Đền Trần. - Nêu được tên 14 vị vua ở Đền Trần, mô tả lại kiến trúc Đền Trần. - Giới thiệu với bạn bè người thân về di tích lịch sử Đền Trần. - Thể hiện được những hành vi văn hóa khi thăm quan di tích. - Tiến hành được một số việc làm cụ thể: vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ khu di tích, nhặc rác, Qua đó thể hiện được niềm tự hào đối với cảnh quan của di tích lịch sử Đền Trần. - Giáo dục truyền thống tự hào về lịch sử của cha ông. - Bước đầu hình thành năng lực thích ứng với cuộc sống, biết thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp và tinh thần trách nhiệm. II. Đối tượng tham gia, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức: 1. Đối tượng tham gia: tất cả học sinh lớp 9A 2. Quy mô tổ chức: tổ chức theo đơn vị lớp 3. Thời gian: 2 buổi sinh hoạt tại lớp và 1 buổi trải nghiệm ngoài lớp 4. Địa điểm: Khu di tích Đền Trần - Nam Định 1
  2. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Xây dựng rõ lịch trình trong ngày thăm quan - Báo cáo với Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh về việc thực hiện hoạt động - Họp thảo luận phân công nhiệm vụ, sự phối hợp giữa các giáo viên, phụ huynh. - Hợp đồng với công ty du lịch về hướng dẫn đoàn và xe cộ về thời gian địa điểm đón trả, kinh phí và yêu cầu về sự an toàn. - Soạn và gửi tin cho phụ huynh thông báo về chuyến thăm quan. - Xây dựng phiếu điều tra, phiếu đánh giá, bảng tiêu đánh giá. 2. Học sinh: - Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, thuốc thông thường, băng bông, gạc. - Sắp xếp và chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, loa, máy chụp ảnh, quay phim IV. Gợi ý tổ chức hoạt động: 1. Giai đoạn 1: Giới thiệu hoạt động và hướng dẫn thực hiện hoạt động (1 tiết trên lớp: trong tiết sing hoạt lớp) * Mục tiêu: Sau khi kết thúc giai đoạn này, học sinh biết rõ về hoạt động mình đang thực hiện, nhiệm vụ cụ thể của nhóm, của bản thân trong nhóm và cách thức, kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ đó. 1.1. Hoạt động 1: Điều tra phân loại và thành lập nhóm * Mục tiêu: Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân chia các cá nhân trong các nhóm, để hoạt động nhóm hiệu quả hơn. Giáo viên có thể căn cứ vào hiểu biết của bản thân giáo viên về sở thích, năng lực của mỗi học sinh để phân chia các em vào các nhóm sao cho hợp lý. * Hình thức làm việc: cả lớp và làm việc nhóm 2
  3. * Cách thức tiến hành: - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành Phiếu điều tra sở thích, khả năng trong việc thực hiện chủ đề. PHIẾU ĐIỀU TRA SỞ THÍCH VÀ KHẢ NĂNG Họ và tên học sinh Lớp Trường Để phục vụ cho hoạt động “THAM QUAN ĐỀN TRẦN”, em hãy hoàn thành phiếu điều tra sau bằng cách đánh dấu X vào một phương án mà em cho là đúng nhất với bản thân mình: Ý kiến đánh giá của bản thân Rất thích/ Thích/có Bình TT Sở thích/ Khả năng có khả khả thường/có năng rất năng thể làm tốt 01 Tìm kiếm thông tin tên mạng internet 02 Tìm kiếm thông tin trên sách tham khảo 03 Tổng hợp thông tin 04 Khả năng thiết kế bản trình chiếu bằng Powerpoint 05 Mỹ thuật, hội họa 06 Chụp ảnh 07 Thuyết trình 08 Hùng biện 09 Diễn xuất 10 Viết văn nghị luận 11 Lãnh đạo nhóm 3
  4. - Bước 2: Giáo viên tổ chức chia nhóm học sinh theo khả năng/sở thích căn cứ vào kết quả của phiếu điều tra phía trên. Sao cho mỗi nhóm đều có những học sinh có những sở thích và khả năng khác nhau. Số lượng nhóm cũng cần chú ý để đảm bảo hài hòa với số lượng sản phẩm đầu ra. Ví dụ: 5 dạng sản phẩm đầu ra thì nên có 5 hoặc 10 nhóm thực hiện. - Bước 3: Học sinh về các nhóm theo phân công, thảo luận bầu trưởng nhóm, thư ký. - Bước 4. Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 1.2. Hoạt động 2: Khởi động - Kết nối chủ đề * Mục tiêu: Tạo hứng thú, huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề * Cách tiến hành: - Bước 1: phân công các nhiệm vụ trong nhóm. - Bước 2: tiến hành thảo luận để rút ra các kỹ năng cần thiết khi tham gia hoạt động. - Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm Nhiệm vụ Kỹ năng Kết quả Làm thế nào để quan sát tốt khi đi Kĩ năng quan 01 thăm quan sát Cách đặt câu hỏi tốt và đề xuất Kĩ năng đặt câu 02 danh sách các câu hỏi để thu thập hỏi thông tin trong chuyến thăm quan. Kĩ năng tìm đường và phòng Kĩ năng phòng 03 chống bị lạc đường khi đi thăm tránh bị lạc quan. Đề xuất những nội quy, quy tắc Trang phục và 04 ứng xử khi thăm quan di tích lịch những đồ dùng sử Đền Trần. cần thiết. Đề xuất về kế hoạch chi tiêu và Xây dựng nội 05 trang phục phù hợp quy, quy tắc khi 4
  5. tham quan. 1.3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm về cách thức thực hiện chủ đề * Mục tiêu: HS xác định được: sản phẩm cần có, các nhiệm vụ cần thực hiện, các cách thức để tổ chức tuyên truyền, địa điểm tuyên truyền * Hình thức làm việc: làm việc nhóm * Cách tiến hành: GV giới thiệu một số công việc cần làm, sản phẩm cần có, hình thức, địa điểm tuyên truyền khi thực hiện dự án. Lưu ý: khuyến khích sử dụng các ý tưởng sản phẩm trình bày của học sinh. + Gợi ý một số sản phẩm: Công việc Sản phẩm Nhóm Nhiệm vụ cần làm sau chuyến đi - Trình bày được lịch Lắng nghe hướng Bản thuyết trình, ghi âm, sử ra đời của khu di dẫn viên giới thiệu, Phóng sự về lịch sử ra đời 01 tích lịch sử Đền quan sát, ghi chép của khu di tích lịch sử Trần? vào sổ tay, ghi âm, Đền Trần, quay phim - Kể tên 14 vị vua ở Lắng nghe hướng ảnh chụp, Video, Bảng sơ Đền Trần? dẫn viên giới thiệu, đồ 14 vị vua ở Đền Trần 02 quan sát, ghi chép vào sổ tay, ghi âm, quay phim, chụp ảnh - Mô tả lại kiến trúc Lắng nghe hướng Bảng vẽ thiết kế, ảnh Đền Trần? dẫn viên giới thiệu, chụp tổng thể và chi tiết, 03 quan sát, ghi chép video mô tả lại kiến trúc vào sổ tay, ghi âm, Đền Trần quay phim, chụp ảnh - Giới thiệu với bạn Lắng nghe hướng Bản thuyết trình, poster 04 bè người thân về di dẫn viên giới thiệu, trên khổ giấy A0 về di tích lịch sử Đền quan sát, ghi chép tích lịch sử Đền Trần vào sổ tay, ghi âm, 5
  6. Trần? quay phim, chụp ảnh - Thể hiện được Lắng nghe hướng Phóng sự hình ảnh cả lớp những hành vi văn dẫn viên giới thiệu, nhặt rác tại di tích lịch sử hóa khi tham quan di quan sát, ghi chép Đền Trần; những bộ trang 05 tích? vào sổ tay, ghi âm, phục lịch sự trang nghiêm quay phim, chụp ảnh của du khách khi đến tham quan Đền Trần 2. Giai đoạn 2: Các hoạt động diễn ra trong chuyến thăm quan 2.1. Hoạt động khởi động: tập kết. * Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú và gợi sự liên tưởng của học sinh đến chủ đề thăm quan di tích lịch sử Đền Trần. * Cách tiến hành: - Kiểm tra các dụng cu y tế, phương tiện. - Giáo viên hướng dẫn trò chơi tập thể: Alibaba - Giáo viên điểm danh, yêu cầu học sinh đứng theo hàng - Giáo viên kiểm tra thẻ tên của tất cả học sinh, phân công người đi kèm. - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm có thể chia sẻ với nhau về hiểu biết của các em về Đền Trần. 2.2. Hoạt động khám phá: Hoạt động 1: trên xe ô tô: Chia sẻ hiểu biết về di tích lịch sử Đền Trần. * Mục tiêu: Học sinh giới thiệu được những điều đã tìm hiểu về Đền Trần trên đường đi thăm quan. * Cách tiến hành: - Ở mỗi xe ổn định chỗ ngồi và chia học sinh thành các nhóm: lần lượt từng thành viên trong nhóm giới thiệu được những hiểu biết của mình về Đền Trần. 6
  7. - Tổ chức giới thiệu trong nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ. - Đại diện nhóm 1 học sinh trình bầy trước cả xe. - Gv tổ chức hỏi đáp: Khi nghe các bạn chia sẻ những hiểu biết của mình về Đền Trần em thấy sự chuẩn bị của các bạn như thế nào? Em ấn tượng với phần giới thiệu của bạn nào nhất? - GV tổng kết dựa trên ý kiến của học sinh. Hoạt động 2: Tham quan theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm đã phân công khi đến địa điểm tham quan. * Mục tiêu: - HS được tham quan, cảm nhận được vẻ đẹp của đền Trần, đề xuất được những việc làm cụ thể để chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đền Trần. * Phương thức tổ chức: - Giáo viên tập hợp học sinh thành các nhóm theo lớp và phổ biến lịch trình tham quan và các nhiệm vụ cho học sinh. - Giới thiệu hướng dẫn viên du lịch cho các nhóm. - Các nhóm cùng giáo viên phụ trách đi theo hướng dẫn viên đến địa điểm tham quan: + Lắng nghe hướng dẫn viên giới thiệu và đặt câu hỏi mình quan tâm, quan sát và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên. Ghi chép những điều mình cảm nhận được và câu trả lời cho những câu hỏi của nhóm mình. + Đọc và tuân thủ, tuân thủ các nội quy, quy định tại đền Trần. Chú ý thu thập thông tin và ghi chép lại để thực hiện nhiệm vụ được giao. - Lần lượt các nhóm đi tham quan từng điểm, lặp lại chu trình thực hiện nhiệm vụ. 2.3. Hoạt động chiêm nghiệm: + Xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình tham quan như: thấy bạn mình tách khỏi đoàn; bạn vứt rác không đúng nơi quy định; hái hoa; - Tất cả các nhóm từ các địa điểm tham quan quay trở về tập chung tại vị trí xuất phát. 2.4. Hoạt động Thực hành: Viết tóm tắt những điều quan sát được sau tham quan: * Mục tiêu: Giúp học sinh lưu giữ, tổng kết lại những gì mình được trải nghiệm sau một ngày tham quan với những hoạt động đa dạng khác nhau. * Phương thức tổ chức: 7
  8. - HS tham gia nhặt rác ngay tại đền Trần, viết bưu thiếp “ Điều em học được”, Hs viết tóm tăt lại những điều mình học được từ chuyến đi sau đó chia sẻ với nhau về những điều mình vừa viết được. - Giáo viên tổng kết những điều học sinh làm được trong chuyến đi, những điều học sinh tiến bộ và một số điểm cần chú ý. - Nhiệm vụ về nhà của học sinh: Học sinh lựa chọn một trong hai nhiệm vụ: + Vẽ tranh quảng bá về di tích lịch sử đền Trần + Đề xuất biện pháp để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tại đền Trần. 2.5. Hoạt động 5: Đánh giá hoạt động tham quan: * Mục tiêu: Giúp GV có thêm thông tin đánh giá để thu thập và tổng kết thành tài liệu tham khảo tốt cho các chuyến đi tiếp theo trong tương lai. * Phương thức hoạt động: - Giáo viên thu thập thông tin đánh giá học sinh. Tạo một báo cáo tin tức ngắn về những gì xảy ra trong chuyến đi tham quan. Đưa lên trang web của trường về những hình ảnh, các hoạt động để phụ huynh, cộng đồng biết. - GV phát cho mỗi HS một tấm bưu thiếp “Điều em học được”, HS viết tóm tắt lại những điều mình đã học được từ chuyến đi. - Học sinh chia sẻ với nhau về tấm thiệp này với những người bạn ngồi xung quanh và mời một số em lên chia sẻ. 3. Giai đoạn 3: Tổ chức tuyên truyền hướng về nguồn cội 3.1. Hoạt động 1. Tổ chức tuyên truyền * Mục tiêu: tổ chức thành công buổi tuyên truyền. * Hình thức làm việc: làm việc nhóm, tập thể lớp * Cách thức tiến hành: - Bước 1: Các nhóm sắp xếp sản phẩm tại địa điểm và thời gian theo kế hoạch. - Bước 2: Các nhóm tiến hành trình bày sản phầm, các thành viên của nhóm khác tiến hành đánh giá. Giáo viên kiểm soát hoạt động của các nhóm tại địa điểm theo kế hoạch và thu thập các phiếu đánh giá. 3.2. Hoạt động 2. Đánh giá 8
  9. - Bước 1: HS tự đánh giá sản phẩm của mình (sử dụng phiếu đánh giá nhóm) và nhóm khác về ưu điểm, nhược điểm và những vấn đề cần chỉnh sửa (sử dụng bảng tiêu chí đánh giá). - Bước 2. Học sinh đánh giá quá trình làm việc của mình và của các thành viên trong nhóm. + Các thành viên tự đánh giá mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của mình (sử dụng Phiếu đánh giá). + Các thành viên tự đánh giá mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của các thành viên khác trong nhóm (sử dụng Phiếu đánh giá). + Trưởng nhóm tổng kết quá trình làm việc, khái quát những ưu điểm cũng như hạn chế của nhóm cùng mức độ đóng góp, thái độ và hiệu quả làm việc của từng thành viên trên tinh thần thẳng thắn, khách quan và xây dựng. - Bước 3: Trưởng nhóm và thư ký tổng hợp các phiếu đánh giá, bản kế hoạch và nhật ký làm việc nhóm gửi về cho GV. - Các sản phẩm của HS có thể trưng bày ở trong lớp hoặc đưa lên mạng để nhận thêm ý kiến phản hồi của nhiều người - GV tổ chức cho học sinh tự đánh giá về những điều học được sau chuyến tham quan: Từ việc chuẩn bị, chia sẻ thông tin,các mối quan hệ trong quá trình tham gia hoạt động sau chuyến đi - GV tổ chức cho học sinh đánh giá đồng đẳng: + Gv tổ chức cho các nhóm đứng thành vòng tròn, mỗi người cầm một cái bút, tờ giấy đứng sau lưng. + Yêu cầu học sinh hãy viết những điều mà bạn mình đã tiến bộ, làm tốt và những điều bạn cần cố gắng trong quá trình tham quan. + Sau đó, GV cho học sinh mở ra đọc và chia sẻ với nhau thêm những điều đã nhận xét trong suốt quá trình + Chia sẻ của phụ huynh học sinh về cách tổ chức quản lý của GV, tinh thần tham gia hợp tác của các con. - GV tổ chức nhận xét, đánh giá chung, rút kinh nghiệm cho chuyến đi lần sau. Bộ công cụ đánh giá: 9
  10. BẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH VỀ CHUYẾN ĐI Ngày: . Tên học sinh: Nhóm . 1. Em cảm thấy như thế nào về chuyến đi? (Tích dấu (x) vào ô tương ứng) Rất thích Thích Bình thường Không thích PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM Ngày: . Tên học sinh. Nhóm . Xác định và mô tả nhiệm vụ của bạn trong nhóm: Mức độ 1 2 3 4 Tiêu chí Bắt đầu Phát triển Hoàn thành Mẫu mực Điểm Nghiên Tôi không Tôi tìm Tôi tìm kiếm Tôi tìm cứu và thu tìm kiếm kiếm được được một số kiếm được thập thông được thông một vài thông tin có nhiều thông tin tin có liên thông tin liên quan đến tin cho chủ quan đến nhưng chỉ chủ đề nhưng đề hoặc chủ đề. một lượng không phải tất nhiệm vụ nhỏ là có cả được giao lích cho 10
  11. chủ đề Chia sẻ Tôi không Tôi chia sẻ Tôi chia sẻ Tôi chia sẻ thông tin chia sẻ một ít một số thông nhiều thông thông tin thông tin tin hữu ích với tin hữu ích với nhóm. với nhòm nhóm với nhóm Sự tham Tôi không Tôi tham Tôi tham gia Tôi tham gia vào tham gia gia dưới hơn một nửa gia tất cả nhiệm vụ nhiệm vụ một nửa các nhiệm vụ các nhiệm nhóm nào hoặc các nhiệm hoặc buổi họp vụ hoặc buổi họp vụ hoặc nhóm nhưng buổi họp nhóm nào. buổi họp không phải tất nhóm nhóm. cả Hoàn Tôi không Tôi hoàn Tôi hoàn thành Tôi hoàn thành hoàn thành thành ít nhiều hơn một thành toàn nhiệm vụ nhiệm vụ hơn một nửa nhưng bộ nhiệm vụ nào được nửa nhiệm không phải tất được giao giao. vụ được cả nhiệm vụ giao được giao Lắng nghe Tôi không Tôi không Tôi gần như Tôi lắng ý kiến của lắng nghe thường lắng nghe ý nghe ý kiến các thành các thành xuyên lắng kiến và phản và phản hồi viên khác viên trong nghe ý kiến hồi của các của các nhóm, tôi và phản hồi thành viên nhóm khác, nghĩ và làm của các khác cho nhóm nếu thấy có theo cách thành viên hiệu quả của tôi. khác cho cho nhóm nhóm. tôi đồng ý theo họ. Hợp tác Tôi tranh Thỉnh Tôi thảo luận Tôi thảo với nhóm cãi với thoảng tôi các vấn đề với luận không cách nghĩ tranh cãi các thành viên tranh cãi mọi người với các và chỉ 1 vài lần với các và cố gắng thành viên tranh cãi. thành viên để họ suy khác của trong nhóm. 11
  12. nghĩ như nhóm cách của tôi. Ra quyết Để cho mọi Tôi chỉ làm định một thứ làm việc với cách công theo cách bạn của bằng của tôi là mình cách làm (những bạn duy nhất hợp mình) của nhóm. trong nhóm. PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG NHÓM (Các thành viên trong nhóm chấm cho các thành viên khác) Ngày: Tên người đánh giá: Nhóm Họ tên cá 1 2 3 4 nhân được đánh giá Bắt đầu Phát triển Hoàn thành Mẫu mực 12