Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 43: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Năm học 2023-20224 - Trường THCS Mỹ Thành

doc 15 trang Hiền Nhi 14/02/2025 600
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 43: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Năm học 2023-20224 - Trường THCS Mỹ Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_4_q.doc
  • pptxPhongGDMyLoc_Nguvan_LaiThiDong_Khoi6_phan_1_011cc.pptx
  • pptxPhongGDMyLoc_Nguvan_LaiThiDong_Khoi6_phan_2_e72e0.pptx

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 43: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Năm học 2023-20224 - Trường THCS Mỹ Thành

  1. UBND HUYỆN MỸ LỘC TRƯỜNG THCS MỸ THÀNH KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU Tiết 43: Chùm ca dao về quê hương đất nước Họ và tên giáo viên: Lại Thị Đông Đơn vị: Trường THCS Mỹ Thành Mỹ Lộc, tháng 11 năm 2023
  2. Ngày soạn: 06/11/2023 Ngày dạy: 09/11//2023 BÀI 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU ĐỌC VĂN BẢN (1): CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. - Năng lực tự chủ, tự học qua việc tìm hiểu tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập, biết tự điều chỉnh hành vi, thái độ trong quá trình học; biết sử dụng ngôn ngữ, nêu ý kiến, quan điểm cá nhân. - Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong hoạt động luyện tập, vận dụng; tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: - Đọc hiểu văn bản thuộc thể thơ lục bát: Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp hình thức và nội dung bài ca dao về quê hương đất nước. 2. Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu cảnh sắc thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người trên quê hương, đất nước mình. - Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước; có ý thức bảo vệ, giữ gìn những cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa ở mỗi vùng miền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - SGK, SGV, phiếu học tập - Tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính (bảng phụ) 2. Học sinh 1
  3. - Đọc văn bản “Chùm ca dao về quê hương đất nước” và trả lời những câu hỏi ở cuối văn bản. - Sưu tầm ca dao về quê hương đất nước (trong đó có ca dao về tỉnh Nam Định) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video có lời bài hát về quê hương yêu dấu và thực hiện các yêu cầu. ? Xem video, em nhận ra được những địa danh, cảnh đẹp nào của đất nước mình? ? Những địa danh, cảnh sắc đó gợi cho em những cảm xúc nào về quê hương, đất nước ta? - Hs tiếp nhận nhiệm vụ - GV dẫn dắt vào bài: Mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương yêu dấu để nhớ, để thương. Tình yêu quê hương tự bao giờ đã trở thành một thứ tình cảm tự nhiên, thiêng liêng, bền chặt. Tình yêu ấy đã đi vào thơ ca nhạc họa chạm đến miền sâu nhất của lòng người. Đến với chủ đề “Quê hương yêu dấu” hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu quê hương trong những bài ca dao, bài thơ được viết theo thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống lâu đời của dân tộc. Ngay từ lời đề từ: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.” (Nguyễn Đình Thi) chúng ta đã cảm nhận được tình yêu ấy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo kết quả - GV gọi HS lên trình bày. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chốt ý HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 2.1. Hoạt động 1: Tri thức Ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được một số đặc điểm của thơ lục bát và lục bát biến thể 2
  4. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: I. TRI THỨC NGỮ VĂN - GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ phần Tri 1. Thơ lục bát thức Ngữ văn (SGK/89) để tìm hiểu về thể - Số dòng, số tiếng: Thơ lục bát (6-8) thơ lục bát. là thể thơ mà các dòng thơ được sắp Sau khi nghiên cứu phần Tri thức ngữ văn, xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng hãy cho cô biết: và một dòng tám tiếng. ? Thơ lục bát là thể thơ như thế nào? Và thể - Vần thơ này có những đặc điểm gì về vần? + Tiếng cuối của dòng sáu vần với ? Thanh điệu và nhịp của thơ lục bát có đặc tiếng sáu của dòng tám. điểm gì? + Tiếng cuối của dòng tám vần với - GV giới thiệu thể thơ lục bát biến thể. tiếng sáu của dòng sáu - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh - HS trả lời các câu hỏi. bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Bước 3: Báo cáo kết quả Riêng dòng tám, mặc dù các tiếng thứ - HS báo cáo kết quả. sáu, thứ tám là thanh bằng nhưng nếu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng nhiệm vụ thứ tám là thanh ngang và ngược lại. - HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) - Nhịp: Thơ lục bát thường ngắt nhịp - GV chốt và mở rộng kiến thức. chẵn (2/2/2; 2/4; 4/4 ) GV: Sau khi chốt đặc điểm thơ lục bát trên máy chiếu, GV hỏi lại HS đã hiểu rõ các đặc 2. Lục bát biến thể điểm của thể thơ lục bát chưa. Có HS nào - Không hoàn toàn tuân theo luật thơ chưa hiểu, GV cho HS nhận biết và khắc sâu của thơ lục bát thông thường, có sự kiến thức. biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp 3
  5. 2.2. Hoạt động 2: Văn bản “Chùm ca dao về quê hương đất nước” a. Mục tiêu: Thông qua việc khai thác về nội dung và hình thức của văn bản giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp quê hương đất nước ở các vùng miền và tình cảm, cảm xúc của tác giả. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Đọc, tìm hiểu chú thích II. Văn bản “Chùm ca dao về Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập quê hương đất nước” - GV hỏi: 1. Đọc, tìm hiểu chú thích ? Theo em, với những bài ca dao viết về quê hương đất nước thì khi đọc, chúng ta nên đọc với giọng như thế nào? Em hãy thể hiện giọng đọc của mình qua một bài ca dao mà em yêu thích nhất. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản. Cách đọc: cần đọc giọng nhẹ nhàng, thiết tha, sâu lắng để thể hiện tình cảm với quê hương đất nước. - GV đọc diễn cảm bài ca dao số 1 và yêu cầu HS đọc tiếp. - GV yêu cầu HS theo dõi đọc thầm và nghiên cứu kĩ các chú thích (SGK/ 90, 91). ? Dựa vào phần chú thích vừa đọc, em hãy cho cô biết chùm ca dao này nói về vẻ đẹp của những địa danh nào? Các địa danh ấy ở các tỉnh, thành nào của đất nước ta? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả - GV gọi HS lên trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS khác nhận xét. 4
  6. - GV nhận xét cách đọc bài của HS. - GV nhấn mạnh: Chùm ca dao về quê hương đất nước đã đưa ta đi dọc mọi miền đất nước để ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tổ quốc mình và để yêu hơn dải đất hình chữ S thân thương với trăm núi ngàn sông diễm lệ. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chi tiết Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1 trong 3 phút. ? Em hãy chỉ ra đặc điểm hình thức của thể thơ lục bát trong bài ca dao số 1? 2. Tìm hiểu chi tiết Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ a. Bài ca dao số 1 HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập số 1 - Đặc điểm của thể thơ lục bát Bước 3: Báo cáo kết quả, thảo luận trong bài ca dao - GV gọi HS trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét câu trả lời của HS Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS: HS thảo luận nhóm trong thời gian 5 - 7 phút, hoàn thành phiếu học tập số 2 với những thông tin theo bảng. - GV: Hãy lựa chọn một câu thơ hay, một hình ảnh, chi tiết đẹp hoặc một biện pháp tu từ tâm đắc mà em thấy ấn tượng nhất và chia sẻ với cô và các bạn trong 1 phút. - HS hoàn thành vào phiếu học tập số 2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành phiếu học tập 2 - Vẻ đẹp của bài ca dao Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 5
  7. - HS báo cáo kết quả, các nhóm khác nghe, nhận xét, + Cảnh Hồ Tây vào buổi sớm bổ sung. + Nghệ thuật tả cảnh độc đáo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và nhấn mạnh kiến thức. - GV nâng đỡ cảm xúc của HS bằng lời bình, chốt. - GV nhận xét, đánh giá: Bốn câu thơ lục bát với âm => Vẻ đẹp bình dị, gần gũi, thân điệu mềm mại uyển chuyển, với nghệ thuật tả cảnh tài thương nhưng cũng không kém hoa đã phác họa một bức tranh khung cảnh hồ Tây phần thơ mộng, huyền ảo. buổi sớm với đường nét hài hòa mềm mại, với thanh âm vừa linh thiêng vừa khỏe khoắn rộn ràng. Bình dị, => Tình yêu, niềm tự hào, gắn bó thân thuộc, huyền ảo, nên thơ, bức tranh vẻ đẹp Hồ Tây sâu sắc với cảnh sắc đơn sơ mà buổi sớm đã cho ta hòa nhịp vào sự sống của chốn Hà sinh động, bình dị mà nên thơ thành để ta thấy yêu hơn, tự hào hơn về thủ đô Hà Nội, tràn đầy sức sống của Hà nội nơi lắng hồn sông núi của ngàn năm. ngàn năm văn hiến. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học. b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi: ĐỐ VUI XUYÊN VIỆT Câu 1: Tỉnh gì có đỉnh Xi Păng Sa Pa mây trắng dung dăng bốn mùa. (Ca dao) Đáp án: Tỉnh Lào Cai. Câu 2: Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? (Ca dao) Đáp án: Thành phố Hà Nội. 6
  8. Câu 3: Đi mô cũng nhớ quê mình, Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh. (Ca dao) Đáp án: Tỉnh Thừa Thiên Huế (Huế) Câu 4: Rau đắng nấu với cá trê Ai về đất Mũi thì “mê” không về. (Ca dao) Đáp án: Tỉnh Cà Mau Câu 5: Anh đi anh nhớ non Côi Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình chung. (Ca dao) Đáp án: Tỉnh Nam Định Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (về nhà) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bải tập, củng cố kiến thức b. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: ? Tìm một số bài ca dao/ thơ lục bát về vẻ đẹp của tỉnh Nam Định và các tỉnh thành khác trên đất nước Việt Nam ta? Viết đoạn văn (5-7 câu) chia sẻ cảm xúc về một bài ca dao mà em tâm đắc nhất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận 7
  9. - GV gọi HS trả lời vào tiết sau. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Chỉnh sửa và hoàn thiện (ở tiết học sau) - Nhận xét đánh giá, biểu dương. * Hướng dẫn học sinh tự học: - Sưu tầm những bài hát, những bài ca dao viết về quê hương Nam Định. - Chuẩn bị nội dung bài ca dao số 2,3 8
  10. Phụ lục: Họ và tên học sinh: . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI - THỜI GIAN 3 PHÚT TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ THƠ LỤC BÁT TRONG BÀI CA DAO SỐ 1 Nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết của em về thể thơ lục bát, hãy làm rõ những đặc điểm của thể thơ đó trong bài ca dao số 1 Số dòng (câu), số tiếng (chữ) Cách gieo vần Thanh Yêu cầu: Điền thanh bằng (B), thanh trắc (T) ở dưới các tiếng thứ 4, thứ 6, thứ điệu 8 trong mỗi dòng thơ. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. Nhịp Câu 6 ngắt nhịp: ; câu 8 ngắt nhịp: thơ ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 9
  11. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ THƠ LỤC BÁT TRONG BÀI CA DAO SỐ 1 Số dòng Bài ca dao có bốn dòng (câu), với hai cặp câu thơ lục bát; dòng một có 6 (câu), tiếng (chữ), dòng hai có 8 tiếng (chữ) số tiếng (chữ) Cách Tiếng cuối của dòng 6 (đà) vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 (gà); tiếng gieo vần cuối của dòng 8 (Xương) lại vần với tiếng cuối của dòng 6 (sương) tiếp theo, cứ như thế cho đến hết bài thơ Thanh điệu Gió đưa cành trúc la đà T B Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. T B B Mịt mù khói tỏa ngàn sương T B Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. T B B Nhịp thơ Ngắt nhịp 2/4 ở câu 6; nhịp 4/4 ở câu 8 10
  12. Bài của nhóm số: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 THẢO LUẬN NHÓM 4 (THỜI GIAN 5 – 7 PHÚT) Câu hỏi: Tác giả dân gian đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật nào để miêu tả vẻ đẹp của cảnh sắc và con người ở Hà Nội xưa? Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật Từ, cụm từ (cách sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ, nghệ thuật tả cảnh, ) Nghệ thuật Tác dụng Thời . gian . . Địa . . danh . . Hình ảnh . . . Âm thanh . Tình cảm của tác giả dân . gian với cảnh sắc, con người . ở Hà Nội xưa 11
  13. ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 VẺ ĐẸP CỦA BÀI CA DAO SỐ 1 Nghệ thuật miêu tả Từ, cụm từ Nghệ thuật Tác dụng - canh gà - Từ loại: động từ: “đưa”; - Cảnh sắc thiên nhiên: - khói tỏa từ láy “la đà”, “mịt mù” ngàn sương Bức tranh thiên nhiên Hồ Thời gian (sương sớm - Liệt kê: địa danh của Hà tỏa trên mặt Tây buổi sớm bình dị, Nội xưa . hồ mờ ảo như khói tỏa) - Đảo ngữ “mịt mù khói huyền ảo, nên thơ - Trấn Võ tỏa ngàn sương” Địa danh - Thọ Xương - Ẩn dụ “mặt gương Tây - Yên Thái - Tây Hồ Hồ” - cành trúc la - Lấy động tả tĩnh đà - mịt mù khói - Nhịp sống lao động: Hình ảnh tỏa ngàn sương Khỏe khoắn, tươi vui - mặt gương Tây Hồ - tiếng chuông Trấn Võ - tiếng gà gáy Âm thanh báo canh - tiếng chày giã dó Tình cảm của tác giả dân gian với Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó sâu sắc với cảnh sắc đơn sơ mà cảnh sắc, sinh động, bình dị mà nên thơ tràn đầy sức sống của Hà Nội ngàn năm con người ở văn hiến. Hà Nội xưa 12
  14. Họ và tên: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN THỜI GIAN: 3 PHÚT Trong bài ca dao số 1, em tâm đắc nhất với một hình ảnh thơ, một câu thơ hay một biện pháp tu từ nào? Vì sao? Trả lời . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
  15. ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 -HS 1: Em thích hình ảnh "gió đưa cành trúc la đà". Hình ảnh cành trúc khẽ khàng lay động trong làn gió nhẹ trên mặt nước điểm xuyết vào bức tranh thiên nhiên khung cảnh hồ Tây buổi sớm một nét vẽ thanh tao, yểu điệu -HS 2: Em thích câu thơ: "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương". Bức tranh hồ Tây buổi sớm không chỉ có hình ảnh đẹp mà còn có âm thanh. Một thanh âm mang vẻ đẹp của đời sống tâm linh, một thanh âm mang vẻ đẹp của đời sống thường ngày -HS 3: Em ấn tượng với nghệ thuật đảo ngữ: "Mịt mù khói tỏa ngàn sương". Tác giả không viết "Ngàn sương mịt mù khói tỏa" mà đảo từ láy "mịt mù" lên trước đã gợi ra vẻ đẹp huyền bí thâm trầm của Hồ Tây -HS 4: Em thích âm thanh "nhịp chày Yên Thái". Đó là nhịp của cuộc sống cần lao bình dị mà khỏe khắn, thân thuộc mà rộn ràng. Thanh âm của tiếng chày giã đó vang trên cái nền rất yên tĩnh trở nên vang vọng, ngân nga, thân thiết và xúc động biết bao -HS 5: Em ấn tượng với hình ảnh "mặt gương Tây Hồ". Màn đêm, sương khói đã tan dần theo âm thanh của ngày mới để phô ra mặt hồ phẳng lặng, trong và sáng đẹp tựa gương soi. Mặt hồ phản chiếu tất cả cái đẹp bình dị, nên thơ của cảnh vật và đời sống; cả vẻ đẹp thanh lịch của con người và văn hóa chốn Hà thành 14