Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Tiết 113+114+115: Đọc, hiểu văn bản "Cây tre Việt Nam" - Trường THCS Lộc Hạ

pdf 7 trang Hiền Nhi 01/02/2025 840
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Tiết 113+114+115: Đọc, hiểu văn bản "Cây tre Việt Nam" - Trường THCS Lộc Hạ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_bai_9_tuy_but.pdf

Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ Văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Tiết 113+114+115: Đọc, hiểu văn bản "Cây tre Việt Nam" - Trường THCS Lộc Hạ

  1. BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1 TIẾT 113, 114, 115: CÂY TRE VIỆT NAM - THÉP MỚI - I. YÊU CẦU CẤN ĐẠT: 1. Năng lực 1.1. Năng lực đặc thù - Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của của tùy bút. - Hiểu được đề tài, chủ đề, nội dung, đặc trưng nghệ thuật và ý nghĩa xã hội của bài tùy bút. 1.2. Năng lực chung – NL tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. – NL giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. 2. Phẩm chất: - Giáo dục HS tình yêu, niềm tự hào, trân trọng truyền thống, cảnh vật của quê hương; mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước; những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. - Có ý thức vận dụng kiến thức bài học để tạo lập văn bản. II. KIẾN THỨC CẦN DẠY – Đặc điểm thể loại tùy bút – Kĩ năng đọc tùy bút – Kĩ năng theo dõi. – Kĩ năng suy luận. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU – SGK, SGV. – Một số tranh ảnh liên quan đến bài học – Tivi, máy tính – Giấy A1/ A0/ A4 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm, viết lông, keo dán giấy/ nam châm. – Các phiếu học tập. – Sơ đồ, biểu bảng. – Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: – Kết nối bài học với cuộc sống, tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái trước giờ học. b. Sản phẩm: – Câu trả lời của 2 nhóm – Phần chia sẻ của các nhóm. c. Tổ chức thực hiện (hoạt động): TRÒ CHƠI : “TIẾP SỨC” * Giao nhiệm vụ học tập: - Nội dung câu hỏi: Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, hoặc tên các tác phẩm văn học viết về cây tre. - Số lƣợng: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 5 đại diện xuất sắc nhất - Thời gian: 3 phút *Thực hiện nhiệm vụ: -Cách chơi: Các thành viên trong nhóm lần lượt thay phiên nhau lên bảng viết đáp án. Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đáo sẽ chiến thắng. - Lƣu ý: Đáp án hai đội không được giống nhau, và không viết sai chính tả. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Các con đã sẵn sàng chưa? Kết thúc phần chơi, nhóm nào trả lời được đúng nhiều câu nhất sẽ thắng. - Kết luận, nhận định: - Gv tổng hợp kết quả và trao phần thưởng ? Con có suy nghĩ gì về hình ảnh cây tre sau khi tham gia trò chơi? - HS: Cây tre gần gũi, thân thuộc trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của ông cha ta. - GV giới thiệu vào chủ đề bài học. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU KIẾN THỨC NGỮ VĂN a. Mục tiêu: - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà - Học sinh nắm được Kiến thức ngữ văn về khái niệm và đặc điểm của Tùy bút và Tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm Hồi kí và Du kí. b. Sản phẩm: – Câu trả lời của HS trong phiếu bài tập. – Sơ đồ tóm tắt khái niệm và đặc điểm của tùy bút, tản văn. c. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - GV phát phiếu bài tập, HS hoàn thành ở nhà.
  3. - Lên lớp: Hs bắt cặp chia sẻ, bổ sung cho nhau để hoàn thành phiếu học tập - GV chọn sản phẩm của một số học sinh chia sẻ trước lớp về kết quả tìm hiểu ở nhà; GV cho HS tham gia trò chơi “15 giây ” để hiểu rõ hơn những đặc điểm của thể tùy bút và tản văn. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân ghi nhanh câu trả lời vào PHT, cô sẽ thu phiếu học tập để chấm điểm *Báo cáo, thảo luận: – Nhiệm vụ: Gv chiếu đáp án, hs tự chấm điểm bài làm của mình theo tiêu chí. *Kết luận, nhận định: GV chốt một số đặc điểm của thể tùy bút và tản văn, HS chỉnh sửa, bổ sung PHT.
  4. II. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: VĂN BẢN 1. CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới) a. Mục tiêu: Nhận biết một số thông tin chính, cơ bản về tác giả Thép Mới và tác phẩm “Cây tre Việt Nam” b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong PHT sau khi thực hiện hoạt động trả lời câu hỏi c. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV đã giao nhiệm vụ cho hai nhóm về nhà hoàn thiện thông tin về tác giả, và tác phẩm theo yêu cầu trong Phiếu học tập Tác giả Tác phẩm - Tên, tuổi - Thể loại - Hoàn cảnh sáng tác. - Quê quán - Nhan đề - Phong cách sáng tác - Tác phẩm tiêu biểu * Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS hoàn thiện PHT theo yêu cầu * Báo cáo, thảo luận: GV mời một vài HS chia sẻ 1 số thông tin về tác giả, tác phẩm trước lớp ví dụ như: Đề tài sáng tác, hoàn cảnh ra đời, nhan đề * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét về quá trình lắng nghe, chia sẻ của HS - Kết hợp câu trả lời của HS để dẫn dắt vào nội dung bài học: * Dự kiến sản phẩm: - Đề tài sáng tác: Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến
  5. tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. - Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1955 ( là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi). - Nhan đề: Ý nghĩa: Thể hiện mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa cây tre với đất nước, con người Việt Nam + Hé mở đề tài: Cây tre Việt Nam III. Đọc, khám phá văn bản 1. Đoc, chú thích a. Mục tiêu: – Biết cách đọc diễn cảm một số đoạn văn yêu thích, hiểu được nghĩa của từ khó trong văn bản – Trả lời được lí do mình yêu thích đoạn văn đó. b. Sản phẩm: Câu trả lời của hs về cách đọc văn bản Tùy bút và Bài tập điền từ c. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: - HS tự định hướng cách đọc văn bản và gv nhận xét, bổ sung GV hướng dẫn HS cách đọc thể loại tùy bút với giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện rõ giọng điệu tha thiết, bồi hồi của tác giả; ngắt nghỉ đúng chỗ. Sau đó tổ chức cho HS đọc một số đoạn văn tiêu biểu. - HS làm bài tập “Điền từ” để giải nghĩa từ khó * Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS lắng nghe GV hướng dẫn cách đọc. + Học sinh đọc + HS khác nhận xét. + HS làm bài tập * Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, đánh giá về kết quả đọc và bài tập của HS 2. Khám phá văn bản a. Mục tiêu: - Nhận biết được, chất trữ tình của tuỳ bút. - Hiểu được đề tài, thông điệp của văn bản. b. Sản phẩm: - Câu trả lời xác định đối tượng trữ tình trong văn bản - PHT khai thác chất trữ tình của văn bản được thể hiện ở vẻ đẹp về hình dáng, điều kiện sống và phẩm chất của cây tre 2.1. Chất trữ tình của văn bản: * Giao nhiệm vụ học tập:
  6. Gv chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 8 HS. HS hoàn thành PHT để trả lời câu hỏi số 1+2 Câu 1: Em hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, câu văn trong văn bản thể hiện vẻ đẹp về không gian sống, sức sống và đặc điểm nổi bật của cây tre? Câu 2: Từ đó, em có nhận xét gì về những về vẻ đẹp đó? Câu 3: Tác dụng của chất trữ tình? (Trao đổi theo cặp đôi) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Yếu tố tạo Biểu hiện trong đoạn văn Nhận xét nên vẻ đẹp của cây tre Không gian sống Sức sống Đặc điểm nổi bật * Báo cáo, nhận xét: - GV gọi đại diện nhóm trình bày các yêu cầu trong phiếu học tập - Nhóm 2 khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại kiến thức, HS chỉnh sửa nội dung trong PHT. * Dự kiến sản phẩm: Yếu tố tạo nên Biểu hiện trong bài Nhận xét vẻ đẹp của cây tre Không gian - Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút - Có mặt ở khắp mọi sống ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật miền Tổ Quốc làng tôi - Là người bạn thân của - Đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn người dân Việt Nam Sức sống - Vào đâu tre cũng sống - Mãnh liệt - Ở đâu tre cũng xanh tốt - Không kén chọn môi trường sống - Dễ thích nghi
  7. Đặc điểm nổi - Mấy chục loại khác nhau – cùng một - Đa dạng về chủng bật mầm non măng mọc thẳng loại, - Dáng tre vươn mộc mạc - Dáng thẳng, mộc - Mầm tre tươi nhũn nhặn mạc,giàu sức sống - Tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai như con - Khỏe mạnh, giàu sức người chịu đựng Biện pháp tu - So sánh: Tre trông thanh cao, giản dị, - Nhấn mạnh và làm từ nổi bật chí khí như người. nổi bật vẻ đẹp của con - Ẩn dụ: thanh cao, giản dị, chí khí người Việt Nam: cần cù, kiên cường . Câu 3: Tạo ra những rung động, khơi gợi tình yêu tre, yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp đáng quí của con người Viêt Nam ở bạn đọc * GV chốt: - Đối tượng trữ tình: Cây tre Việt Nam - Ngợi ca vẻ đẹp: cần cù, dẻo dai, giản dị, kiên cường của con người Việt Nam. => Cây tre chỉ con người => ngợi ca phẩm chất đáng quý con người VN, dân tộc Việt Nam => Khơi gợi tình yêu, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm nơi người đọc trong việc giữ gìn, bảo vệ tre hay chính là giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. HƢỚNG DẪN VỀ NHÀ Như vậy bài học hôm nay, cô trò chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đối tượng trữ tình và vẻ đẹp trữ tình của bài tùy bút. Về nhà các con sẽ tiếp tục tìm hiểu cho cô hai đặc trưng tiếp theo nữa là: Cái tôi và ngôn ngữ của văn bản qua việc hoàn thiện vào PHT cô sẽ photo gửi đến các con vào hôm sau nhé. Yếu tố tạo Biểu hiện trong văn bản Nhận xét nên chất trữ tình Vẻ đẹp trong sinh hoạt Vẻ đẹp trong lao động Vẻ đẹp trong chiến đấu