Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 42, Bài 12: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Thực hành quan sát tế bào - Trường THCS Lương Thế Vinh
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 42, Bài 12: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Thực hành quan sát tế bào - Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_tiet.docx
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 42, Bài 12: Tế bào. Đơn vị cơ sở của sự sống - Thực hành quan sát tế bào - Trường THCS Lương Thế Vinh
- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Họ và tên giáo viên: Vũ Thị Duyên Môn dự thi: Khoa học tự nhiên TP Nam Định, ngày 06 tháng 11 năm 2023
- Tiết 42 - Bài 12: TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG. VI. THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: * Tìm hiểu tự nhiên - Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. 2. Phẩm chất: - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác, cảm thông sẵn sàng giúp đỡ mọi người. - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. - Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân. Không xâm phạm của công. - Trách nhiệm: Quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động tập thể. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: a/ Giáo viên - Dụng cụ: kính lúp, kính hiển vi, giấy thấm, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, nước cất, cốc thủy tinh. - Mẫu vật: chuẩn bị củ hành tím, tế bào trứng cá. b/ Học sinh - Bút màu, giấy A4. c/ Ứng dụng công nghệ thông tin: - Dựng các đoạn video hướng dẫn cách sử dụng kính lúp; cách làm tiêu bản tế bào vảy hành và cách sử dụng kính hiển vi bằng các phần mềm CapCut và Inshot - Sử dụng các phần mềm AI để thiết kế các trò chơi học tập và chuyển giao nhiệm vụ học tập. 2. Học liệu: - Phiếu học tập cá nhân, bảng báo cáo nhóm, sách giáo khoa. - Video hướng dẫn: cách sử dụng kính lúp, cách làm tiêu bản tế bào vảy hành và cách sử dụng kính hiển vi. - Tìm hiểu cấu tạo tế bào qua internet, các hình ảnh phóng to cấu tạo tế bào vảy hành, tế bào trứng cá,
- III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Phương pháp/ Phương pháp/kĩ thuật Ứng dụng Tiết Nội dung công cụ kiểm tra day học CNTT đánh giá 1. Hoạt động khởi PPDH: Dạy học thông PPĐG: Hỏi đáp Phần mềm động: Tham gia trò qua trò chơi học tập. powerpoint, chơi “Vòng quay kì KTDH: Đặt câu hỏi CCĐG: Câu hỏi AI; máy tính, diệu” tivi. (3’) 2. Hình thành kiến PPDH: Trực quan, thực PPĐG: Quan sát, Phần mềm thức: Thực hành quan hành thí nghiệm. đánh giá qua sản powerpoint, 42 sát tế bào (35’) phẩm, hỏi đáp AI, CapCut, 2.1. Giới thiệu dụng KTDH: Kỹ thuật khăn trải InShot, cụ và mẫu vật (2’) bàn, đặt câu hỏi, giao CCĐG: Phiếu Canva; máy 2.2. Quan sát tế bào nhiệm vụ. đánh giá theo tiêu tính, tivi. trứng cá (9’) chí (Rubrics) 2.3.Quan sát tế bào vảy hành (24’) 3. Báo cáo và đánh PPDH: Dạy học hợp tác. PPĐG: Quan sát, Powerpoint, giá kết quả hoạt đánh giá qua sản máy tính động nhóm (7’) KTDH: Kỹ thuật khăn trải phẩm bàn. CCĐG: Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) 1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) Tham gia trò chơi “Vòng quay kì diệu” a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia tiết học và tái hiện lại kiến thức. b) Nội dung: Học sinh tái hiện lại kiến thức và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Đáp án câu hỏi: 1. Tế bào 2. C 3. D 4. D d) Tổ chức thực hiện: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên giới thiệu trò chơi: “Vòng quay kì diệu” - Phổ biến luật chơi: Học sinh nghe video hướng dẫn.
- 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tiến hành chơi; học sinh làm việc cá nhân tham gia trò chơi “Vòng quay kì diệu” Câu 1: Đơn vị cấu trúc của sự sống là Câu 2: Loại tế bào nào sau đây quan sát được bằng kính lúp? A. Tế bào thịt lá. C. Tế bào trứng cá. B. Tế bào lông hút. D. Tế bào ống dẫn. Câu 3: Tế bào nhân thực được cấu tạo từ các thành phần cơ bản nào? A. Màng tế bào, tế bào chất và lục lạp. B. Nhân tế bào, không bào và màng tế bào. C. Màng tế bào, vật chất di truyền và lục lạp. D. Màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào. Câu 4: Loại tế bào nào sau đây có thành tế bào? A. Tế bào xương. C. Tế bào thần kinh. B. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào vảy hành. 3. Báo cáo thảo luận - Đại diện học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh còn lại theo dõi, nhận xét. 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên chuẩn hoá kiến thức và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Thực hành quan sát tế bào (35 phút) Hoạt động 2.1. Giới thiệu dụng cụ và mẫu vật (2 phút) a) Mục tiêu: Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. b) Nội dung: - Học sinh nhận biết các dụng cụ thực hành và mẫu vật. c) Sản phẩm: - Học sinh giơ đúng các loại dụng cụ thực hành. d) Tổ chức các hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên. - Giáo viên giới thiệu dụng cụ thực hành và mẫu vật, yêu cầu các nhóm quan sát và nhận biết được. - Giáo viên yêu cầu giơ đúng dụng cụ thực hành. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận biết các dụng cụ thực hành và mẫu vật đã được chuẩn bị sẵn trên mặt bàn.
- 3. Báo cáo thảo luận - Đại diện học sinh giơ mẫu vật tương ứng với yêu cầu của giáo viên, các học sinh còn lại theo dõi. 4. Kết luận, nhận định - Các nhóm đã có đầy đủ dụng cụ thực hành và mẫu vật Hoạt động 2.2. Quan sát tế bào trứng cá (9 phút) a) Mục tiêu: Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. b) Nội dung: - Học sinh xem hướng dẫn cách sử dụng kính lúp; nghiên cứu các bước thực hành quan sát tế bào trứng cá bằng kính lúp. - Cá nhân học sinh thực hành quan sát (2 phút) Mô tả hình dạng và vẽ hình minh họa loại tế bào vừa quan sát được vào phiếu học tập cá nhân (2 phút). (lưu ý chỉ vẽ hình minh họa 1 tế bào quan sát được) - Cất gọn dụng cụ thực hành và mẫu vật đã dùng xong. c) Sản phẩm: - Mô tả hình dạng và vẽ hình tế bào trứng cá vào phiếu học tập cá nhân. Tế bào Mô tả hình dạng Hình vẽ minh họa 1. Trứng cá Hình tròn/ Hình cầu 2. Vảy hành d) Tổ chức các hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh xem hướng dẫn cách sử dụng kính lúp; nghiên cứu các bước thực hành quan sát tế bào trứng cá bằng kính lúp. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành quan sát (2 phút) Mô tả hình dạng và vẽ hình minh họa loại tế bào vừa quan sát được vào phiếu học tập cá nhân (2 phút). - Giáo viên yêu cầu học sinh cất gọn dụng cụ thực hành và mẫu vật đã dùng xong. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ. 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh xem hướng dẫn cách sử dụng kính lúp và tiếp nhận các bước thực hành, tiến hành thực hành quan sát trên mẫu vật trứng cá và hoàn thành phiếu học tập cá nhân. - Giáo viên quan sát, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
- 3. Báo cáo, thảo luận - Học sinh hoàn thành phiếu học tập cá nhân. 4. Kết luận, nhận định - Học sinh mô tả và vẽ được hình tế bào trứng cá ở phiếu học tập cá nhân. Hoạt động 2.3. Quan sát tế bào vảy hành (24 phút) a) Mục tiêu: Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. b) Nội dung: - Học sinh xem video hướng dẫn: cách làm tiêu bản tế bào vảy hành và cách sử dụng kính hiển vi. - Cá nhân học sinh thực hành làm tiêu bản và quan sát (19 phút) Mô tả hình dạng và vẽ hình minh họa tế bào vảy hành vừa quan sát được vào phiếu học tập cá nhân (2 phút). - Vệ sinh và thu gọn dụng cụ và mẫu vật đã dùng xong. - Giáo viên yêu cầu 1 nhóm lên bảng hoàn thành bảng báo cáo nhóm, các nhóm khác ngồi tại chỗ hoàn thành (3 phút) c) Sản phẩm: - Phiếu học tập cá nhân và bảng báo cáo nhóm. Tế bào Mô tả hình dạng Hình vẽ minh họa 1. Trứng cá Hình tròn/ Hình cầu 2. Vảy hành Hình đa giác/ Lục giác/ Chữ nhật/ Hình hộp d) Tổ chức các hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh xem video hướng dẫn cách làm tiêu bản tế bào vảy hành và hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi. - Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và thực hành quan sát tiêu bản trên kính hiển vi (19 phút) Mô tả hình dạng và vẽ hình minh họa 1 tế bào vảy hành vừa quan sát được vào phiếu học tập cá nhân (2 phút) - Giáo viên yêu cầu học sinh vệ sinh và thu gọn dụng cụ và mẫu vật sau khi thực hành xong. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng báo cáo nhóm (3 phút) theo kỹ thuật khăn trải bàn. - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ.
- 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh xem video hướng dẫn làm tiêu bản tế bào vẩy hành, cách sử dụng kính hiển vi để nắm được các bước thực hành. - Học sinh tiến hành làm tiêu bản tế bào vẩy hành, sau đó thực hành quan sát trên kính hiển vi, hoàn thành phiếu học tập cá nhân và bảng báo cáo nhóm. - Giáo viên quan sát, đôn đốc và hỗ trợ học sinh ở các nhóm làm tiêu bản tế bào và quan sát tiêu bản trên kính khi cần thiết. 3. Báo cáo, thảo luận - Học sinh hoàn thành phiếu học tập cá nhân và bảng báo cáo nhóm. 4. Kết luận, nhận định - Học sinh làm được tiêu bản tế bào vảy hành và quan sát được tế bào vảy hành dưới kính hiển vi. - Học sinh mô tả và vẽ được hình tế bào vảy hành ở phiếu học tập cá nhân. - Các nhóm hoàn thành bảng báo cáo nhóm. 3. Hoạt động 3: Báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động nhóm (7’) a) Mục tiêu: Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính hiển vi quang học. b) Nội dung: - Các nhóm dán bảng báo cáo nhóm lên bảng. - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả. - Giáo viên đánh giá mẫu 1 bảng báo cáo nhóm. - Các nhóm tự đánh giá kết quả hoạt động nhóm mình thông qua tiêu chí 1 trong bảng tiêu chí. - Giáo viên đánh giá các nhóm ở tiêu chí 2,3. c) Sản phẩm: - Bảng báo cáo nhóm. Tế bào Mô tả hình dạng Hình vẽ minh họa 1. Trứng cá Hình tròn/ Hình cầu 2. Vảy hành Hình đa giác/ Lục giác/ Chữ nhật/ Hình hộp
- d) Tổ chức thực hiện: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Đại diện các nhóm mang báo cáo nhóm lên gắn trên bảng. - Giáo viên yêu cầu đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chốt kiến thức, yêu cầu các nhóm tự đánh giá. 2. Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập và tự đánh giá. 3. Báo cáo, thảo luận - Các nhóm dán bảng báo cáo của nhóm mình lên bảng. - Đại diện mỗi nhóm nêu kết quả tự đánh giá. 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, tổng hợp kết quả đánh giá. Khen thưởng, động viên các nhóm. - Yêu cầu học sinh dọn dẹp khu vực nhóm, vệ sinh lớp học sau giờ thực hành. IV. PHỤ LỤC: 1. Phiếu học tập cá nhân và bảng báo cáo nhóm Tế bào Mô tả hình dạng Hình vẽ minh họa 1. Trứng cá 2. Vảy hành 2. Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1. Bảng báo Hoàn thành đúng, Hoàn thành đúng 3 Hoàn thành Chỉ hoàn thành cáo nhóm đủ 4 nội dung nội dung đúng 2 nội được 1 nội dung dung 2. Hợp tác Tất cả các thành Còn 1-2 thành Còn 3-4 thành Còn nhiều nhóm viên trong nhóm viên trong nhóm viên trong thành viên tích cực hợp tác chưa tích cực nhóm chưa tích trong nhóm hoàn thành tốt cực chưa tích cực nhiệm vụ 3. An toàn, Đảm bảo an toàn, Đảm bảo an toàn Đảm bảo an Không đảm vệ sinh khi dọn vệ sinh sạch sẽ nhưng vệ sinh toàn nhưng bảo an toàn khi thực hành chưa sạch sẽ chưa thu dọn thực hành vệ sinh
- 3. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động nhóm Tiêu chí Nhóm Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1 2 Bảng báo cáo nhóm 3 4 5 1 2 Hợp tác nhóm 3 4 5 1 An toàn, vệ sinh,bảo 2 quản dụng cụ thí 3 nghiệm khi thực 4 hành 5 CÁC BƯỚC QUAN SÁT TẾ BÀO TRỨNG CÁ 1 Nhỏ một ít nước vào đĩa petri 2 Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau 3 Quan sát hình dạng tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp
- CÁC BƯỚC QUAN SÁT TẾ BÀO VẢY HÀNH Dùng kim mũi mác khoanh một mảnh biểu bì có kích thước 1cm x 1cm và nhẹ nhàng tách 2 lấy lớp biểu bì đó Đặt lớp biểu bì lên lam kính 3 4 Nỏ một ít nước vào đĩa petri Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang 5 học từ vật kính 10x sang vật kính 40x V. RÚT KINH NGHIỆM Nam Định, ngày 06 tháng 11 năm 2023 XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI THỰC HIỆN Vũ Thị Duyên