Hướng dẫn giảng dạy môn Toán THCS và THPT - Năm học 2020-2021

docx 3 trang Hiền Nhi 13/03/2025 470
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Toán THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_giang_day_mon_toan_thcs_va_thpt_nam_hoc_2020_2021.docx
  • pdf06. HDGD môn Toán năm học 2020-2021.pdf

Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Toán THCS và THPT - Năm học 2020-2021

  1. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Toán - cấp THCS, THPT (Kèm theo công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/09/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung của nhiệm vụ chuyên môn theo công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/09/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021, chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Xây dựng kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn - Thực hiện theo Khung nội dung môn học của Sở GDĐT đã ban hành; các tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh KHDH, kế hoạch ôn tập phù hợp đặc điểm của đơn vị (dựa trên những thông tin như: đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị; chất lượng đầu vào của học sinh; chất lượng thi tốt nghiệp THPT; chất lượng HSG ). Chú ý những nội dung đã được tinh giản thì nên dànhthời gian để giải quyết những vấn đề dài, khó, luyện tậpvà củng cố kiến thức cho HS. - Tổ/nhóm chuyên môn tổ chức họp để thảo luận, thống nhất những nội dung có trong kế hoạch trước khi xây dựng, kế hoạch trước khi triển khai thực hiện phải được Hiệu trưởng phê duyệt. 2. Đổi mới hoạt động dạy học, công tác kiểm tra đánh giá học sinh - Đa dạng hoá các hình thức học tập; vận dụng linh hoạt hiệu quả các PPDH truyền thống và hiện đại, đảm bảo phù hợp với đặc thù bài học, môn học, đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Triển khai thực hiện giáo dục STEM theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và Sở GDĐT. - Tiến trình dạy học mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động họcvới mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinhthực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà Tăng cường hướng dẫn học sinh cách học, cách nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả tự học của mình. - Lưu ý việc giao nhiệm vụ học tập ở nhà của học sinh, đảm bảo không mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, gây áp lực, quá tải cho học sinh. Có thể tham khảo theo hướng: 1. Nhiệm vụ bắt buộc gồm kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần phải đạt; 2. Nhiệm vụ khuyến khích học sinh tham gia; 3. Nhiệm vụ dành cho học sinh giỏi, có năng khiếu, sở thích với môn học. - Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPTtheo quy định của Sở và Bộ GDĐT; tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của Chương trình GDPT hiện hành. - Đa dạng, linh hoạt các hình thức, kỹ thuật đánh giá (hỏi - đáp,viết; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập) đảm bảo đạt mục đích đã đề ra, tính chính xác, công bằng, khách quan, minh bạch và vì sự tiến bộ của HS.
  2. - Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ của học sinh yêu cầu phải xây dựng ma trận đề thi, bảng đặc tả các câu hỏi thi đảm bảo tính chính xác, phân hóa tốt. Khuyến khích đưa thêm vào đề thi một số câu hỏi theo định hướng ứng dụng giải quyết vấn đề thực tiễn (tham khảo đề thi SAT, hướng dạy học STEM ). Kết quả đánh giá định kỳ phải được thống kê, phân tích, so sánh, lưu trữ làm dữ liệu của tổ/nhóm chuyên môn; từ đó, có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ/nhóm và tham mưu với lãnh đạo nhà trường các giải pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ tại chỗ và đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên - Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn; Khuyến khích giáo viên dạy song ngữ bằng tiếng Anh đối với môn Toán; tích cực tham giaHội thi giáo viên dạy giỏi do các cấp tổ chức trong năm học 2020-2021. - Tổ/nhóm trưởng chuyên môn tổ chức cho các thành viên xây dựng những nội dung, chủ đề sinh hoạt trong năm học và đưa vào trong kế hoạch của tổ/nhóm chuyên môn. Nội dung, chủ đề sinh hoạt đảm bảo thiết thực, cụ thể, rõ ràng và mang tính ứng dụng cao. Những nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy cần tổ chức rút kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh nếu thấy cần thiết. - Giáo viên tăng cường việc tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (lưu ý một số vấn đề: kiến thức chuyên môn; đổi mới PPDH; xây dựng KHBH; chương trình GDPT mới; khoa học về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục; xây dựng ma trận đề thi, viết câu hỏi thi, xây dựng đề thi;giáo dục STEM; ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá ); chủ động trong việc trao đổi với HĐCM của Sở, kết nối với các đồng nghiệp để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Tích cực tham mưu với nhà trường tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm đối với những đơn vị có chất lượng giáo dục cao trong tỉnh. 4. Duy trì và nâng cao chất lượng môn học - Duy trì và nâng cao chất lượng môn học là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, tổ/nhóm chuyên môn cần tập chung thảo luận ngay từ đầu năm học tìm ra những giải pháp cụ thể, khả thi đưa vào kế hoạch giáo dục để triển khai thực hiện. - Chất lượng đại trà: giáo viên khi nhận lớp cần khảo sát để nắm bắt được từng đối tượng học sinh, từ đó có giải pháp nâng cao chất lượng đầu yếu, quan tâm đầu tư thêm cho học sinh khá, giỏi và phấn đấu có nhiều học sinh đạt điểm cao trong các kỳ khảo sát, kỳ thi. - Học sinh giỏi: cần phát hiện sớm những học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi, từ đó có kế hoạch để hướng dẫn, bồi dưỡng phục vụ cho thi học sinh giỏi tỉnh, tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, thi olympic, thi HOMC,thi Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh Lưu ý: Học sinh giỏi lớp 9 cần tiếp tục khai thác và tiếp cận Khung chương trình liên thông; Học sinh giỏi lớp 12 theo định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT. - Học sinh giỏi quốc gia: cần đầu tư về nhân lực, thời gian nhiều hơn nữa, kế thừa và phát huy các kết quả, bài học kinh nghiệm trong những năm học trước, phấn đấu tiếp tục có học sinh tham gia Olympic Toán quốc tế 2021. - Ôn tập cho học sinh thi vào lớp 10 THPT: Rà soát nội dung, chuẩn kiến thức kỹ năng, xây dựng kế hoạch ôn tập chi tiết, khả thi phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Ôn tập cho học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp THPT: tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch ôn tập chi tiết, phân bố thời gian hợp lý, phù hợp đối tượng học sinh nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
  3. - Tích cực bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi, hội thi: Olympic môn học, Toán và các môn Khoa học bằng tiếng Anh,Khoa học kỹ thuật và ngày hội STEM do Sở GDĐT tổ chức; cuộc thi HOMC do Hà Nội tổ chức, ASMO, SEAMO 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý, trao đổi chuyên môn - Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng dữ liệu của tổ/nhóm chuyên môn (bao gồm: kết quả của các kỳ thi, khảo sát; đề thi, đề khảo sát; kế hoạch chuyên môn; tài liệu, chuyên đề, chủ đề đã được thảo luận và triển khai trong giảng dạy; đội ngũ giáo viên; kết quả các hoạt động khác của HS, GV ) phục vụ cho việc phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ/nhóm chuyên môn, chất lượng giảng dạy của giáo viên - Tăng cường triển khai việc: duyệt giáo án (kế hoạch bài học); đăng ký giảng dạy; kế hoạch tuần, tháng; trao đổi, thảo luận vấn đề chuyên môn; kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ việc học tập của học sinh; theo hình thức trực tuyến trên Google drive, Gmail, - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ giảng cần được sử dụng hợp lý, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường. 6. Chỉ đạo về hồ sơ sổ sách chuyên môn - Giáo án: Thực hiện như năm học 2019-2020. Tùy theo tình hình thực tế về giáo viên, học sinh, nội dung bài học, khuyến khích giáo viên thiết kế giáo án ở mục các hoạt động của giáo viên và học sinh theo 5 bước: hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức; hoạt động luyện tập; hoạt động vận dụng; hoạt động tìm tòi mở rộng. - Hồ sơ, thiết bị: Thực hiện theo Điều 27 (Điều lệ trường trung học ngày 28/3/2011), ngoài ra có đầy đủ chương trình, nội dung đã được tập huấn. Các đơn vị sử dụng phần mềm quản lí sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc cần rà soát kỹ các công năng, ứng dụng của các phần mềm quản lí đảm bảo đúng qui định đạt hiệu quả tốt. - Tài liệu tham khảo: Tập san của ngành, tài liệu tập huấn và một số trang mạng như: math.vn; hexagon.edu.vn; hms.org.vn; awesomemath.org (reflection math); vms.org.vn; mathscope.org