Hướng dẫn giảng dạy môn Tin học THCS và THPT - Năm học 2020-2021

docx 3 trang Hiền Nhi 23/03/2025 410
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Tin học THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_giang_day_mon_tin_hoc_thcs_va_thpt_nam_hoc_2020_20.docx
  • pdf17. HD môn Tin học 2020-2021.pdf

Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Tin học THCS và THPT - Năm học 2020-2021

  1. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Tin học - cấp THCS và THPT (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐTvề Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021, chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1.Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học: - Hiệu trưởng các đơn vị chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên bộ môn căn cứ Khung kế hoạch dạy học môn Tin học của Sở ban hành kèm theo công văn số 1292/SGDĐT-GDTrH ngày 4/9/2020hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và xây dựng Kế hoạch giáo dục môn học, Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2020-2021. - Những trường có điều kiện nên khuyến khích học sinh lựa chọn các chủ đề tự chọn về tin học đã được Bộ GDĐT xây dựng cho từng cấp học, ngoài ra có thể lựa chọn một số nội dung sau để dạy trong các chủ đề tự chọn như: Đồ họa; Thiết kế nhờ máy tính; Phần mềm trình chiếu; Soạn thảo văn bản nâng cao; Chế bản điện tử; Bảng tính điện tử; Thuật toán; Lập trình; Cơ sở dữ liệu; Đa phương tiện; Internet; Thiết kế trang web; Âm nhạc; Robot. - Khuyến khích các đơn vị sử dụng ngôn ngữ lập trình Python,C++, thay cho ngôn ngữ lập trình Pascal trong chương trình chính khóa từ lớp 6 đối với THCS, lớp 10 với THPT. 2.Đổi mới kiểm tra đánh giá - Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn học, đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì (Lưu ý: Đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, lí thuyết, thực hành theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức, kĩ năng). - Chú ý xây dựng đề thi, đề kiểm tra theo ma trận, đảm bảo tính chính xác, phân hoá tốt, tạo cơ hội cho HS phát huy sáng tạo, cá tính trong cách suy nghĩ, trình bày vấn đề. Xây dựng test chấm và chấm bằng chương trình chấm tự động với các bài lập trình. 3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và công tác tự bồi dưỡng - Việc sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo đúng quy định, phải có nội dung rõ ràng, có thể triển khai định hướng sinh hoạt lần sau từ lần sinh hoạt trước, GV nghiên cứu tài liệu và phải có ý kiến về vấn đề chuyên môn đưa ra thảo luận, khuyến khích dùng các thiết bị như máy tính, máy chiếu và các thiết bị hỗ trợ khác trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; 1
  2. - Giáo viên cần tự học, tự bồi dưỡng, mạnh dạn thể hiện năng lực chuyên môn ngay từ các tiết dạy trên lớp, chủ động kết nối với các đồng nghiệp để giao lưu, học hỏi. Tích cực tham mưu với nhà trường tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm với các trường có chất lượng môn học cao hơn, các trường đã sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao như Python, C++ để thay thế một cách tương ứng ngôn ngữ lập trình Pascal đang sử dụng. - Chủ động tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Python để chuẩn bị cho việc thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới “Chương trình GDPT 2018”. - Cài đặt các phiên bản phần mềm phục vụ giảng dạy mới nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển của bộ môn cũng như của xã hội. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và đánh giá chuyên môn tiết dạy thông qua hoạt động học của học sinh theo tinh thần công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/5/2014 của Bộ GDĐT. 4. Nâng cao chất lượng dạy và học - Đại trà: Nâng cao chất lượng đại trà bằng cách tăng hiệu quả các giờ thực hành trên lớp, nhấn mạnh trọng tâm bài học, chú trọng hoạt động hướng dẫn HS tự học, chú ý việc tạo động lực, hứng thú cho học sinh đối với môn học. - Lựa chọn các bài học hoặc chủ đề phù hợp để xây dựng và giảng dạy theo bài học STEM (thực hiện theo công văn 1303/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2020 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học từ năm học 2020-2021). - Bồi dưỡng HSG: Phát hiện, bồi dưỡng HSG từ đầu cấp, tham khảo chương trình liên thông ban hành kèm theo công văn 1138/SGDĐT-GDTrH (đối với các trường THCS), đồng hướng với thi tuyển vào lớp 10 THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Trong quá trình bồi dưỡng đặc biệt chú ý phát huy năng lực tự học cho HS. - Ngôn ngữ lập trình sử dụng cho các kỳ thi là ngôn ngữ Free Pascal và C++, khuyến khích các đơn vị chuyển đổi sang 1 trong các ngôn ngữ Python hoặc C++ 5. Quy định về giáo án (Kế hoạch bài học): - Về kế hoạch bài học (Giáo án), thực hiện thiết kế bài học theo tiến trình 5 bước: Khởi động, hình thành kiến thức, thực hành, ứng dụng, tìm tòi – mở rộng. Chú ý bám sát mục tiêu và những kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học, thể hiện rõ định hướng hình thành văn hóa Tin học cho HS; xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập khoa học, phân hoá đến từng đối tượng HS; thể hiện sự phù hợp, hiệu quả của việc ứng dụng CNTT&TT cũng như các học liệu trong tổ chức các hoạt động học của HS;chú trọng việc hướng dẫn HS cách học, cách nghiên cứu 6. Thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 và lớp 12 Lớp 9: - Nâng cao trên cơ sở chương trình phổ thông và định hướng của Chương trình liên thông do Sở GDĐT ban hành từ năm học 2016-2017; 2
  3. - Học sinh dự thi: học sinh đang học lớp 9 hoặc học sinh đang học lớp 8. Riêng học sinh lớp 8 tham gia dự kỳ thi phải đáp ứng nội dung chương trình đã nêu trên. Lớp 12: - Nội dung của chương trình: Toàn bộ kiến thức về ngôn ngữ lập trình ở lớp 11 và phần nâng cao trên cơ sở kiến thức lớp 11. - Học sinh dự thi: Học sinh đang học lớp 12 hoặc học sinh lớp 11. Riêng học sinh lớp 11 tham gia dự kỳ thi phải đáp ứng nội dung chương trình đã nêu trên. Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện việc giảng dạy môn Tin học trong năm học 2020 – 2021, các đơn vị triển khai Hướng dẫn dạy học đến từng giáo viên bộ môn Tin học và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt các nội dung trên./. 3