Hướng dẫn giảng dạy môn Sinh học THCS và THPT - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Hiền Nhi 13/03/2025 580
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Sinh học THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_giang_day_mon_sinh_hoc_thcs_va_thpt_nam_hoc_2020_2.doc
  • pdf09. HDGD môn Sinh học 2020-2021.pdf

Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Sinh học THCS và THPT - Năm học 2020-2021

  1. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Sinh học - cấp THCS và THPT (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo Công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021; chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Thực hiện chương trình, Kế hoạch giáo dục môn học (kế hoạch dạy học) 1.1. Thực hiện theo khung nội dung dạy học kèm theo Công văn số 1360/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT; các tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh Kế hoạch giáo dục (KHGD) môn học, kế hoạch ôn tập. Chú ý thời gian dành để luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST). 1.2. Trong KHGD môn học cần tích hợp các nội dung: Bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; xâm hại tình dục trẻ em và giáo dục giới tính; bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng tránh các dịch bệnh nguy hiểm vào các tiết dạy chính khóa hoặc ngoại khóa. 1.3. Khuyến khích các GV THCS, THPT có đủ điều kiện dạy học song ngữ tiếng Anh với môn Sinh học; xây dựng và tổ chức dạy học giáo dục STEM; tích cực tham gia các cuộc thi, hội thi các cấp. 2. Đổi mới phương pháp dạy học 2.1. Tiếp tục sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm tạo sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS), hình thành và phát triển năng lực tự học; ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả. 2.2. Đa dạng hoá các hình thức học tập, quan tâm đến hoạt động TNST, nghiên cứu khoa học của HS về môn Sinh học cũng như tích hợp với các môn khoa học khác; hướng dẫn HS ứng dụng CNTT trong việc tìm tài liệu, tự học, tự ôn tập; hướng dẫn HS tham gia thi nghiên cứu KHKT, STEM; thi Olympic môn học; tổ chức các câu lạc bộ môn học. 2.3. Đánh giá và phân loại các trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, xây dựng kế hoạch đề xuất lãnh đạo nhà trường để bổ sung, tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có; sử dụng hiệu quả các thiết bị hiện đại, phòng học tương tác, phòng học bộ môn hiệu quả; khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học. 3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá 3.1. Kiểm tra đánh giá HS cần kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa lí thuyết và thực hành. Chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn sửa sai, động viên cố gắng, tiến bộ của HS. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. 1
  2. 3.2. Chú trọng đánh giá quá trình, cần quan tâm chuyển từ chủ yếu phê phán những điều học sinh chưa làm được hoặc làm chưa tốt sang động viên, khuyến khích, ghi nhận những công việc học sinh đã làm được. 3.3. Việc xây dựng đề thi, đề kiểm tra định kỳ theo đúng qui trình đã được tập huấn. Xây dựng ma trận, viết câu hỏi phục vụ ma trận theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trong đó chỉ rõ các kỹ năng cần được kiểm tra. Tỉ lệ phân bố câu hỏi ở các mức độ nhận thức phải phù hợp với đối tượng HS. Thực hiện hiệu quả việc xây dựng ngân hàng đề của các trường và ngân hàng đề thi Olympic môn học. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong triển khai tốt nội dung thi thực hành trong kỳ thi HSG quốc gia. 4. Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và công tác tự bồi dưỡng 4.1. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý của tổ/nhóm trưởng chuyên môn tại đơn vị về trình độ, về tầm nhìn chiến lược, về phương pháp chỉ đạo dạy học và quản lý hoạt động của tổ/nhóm, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho Hội thi GVDG cấp tỉnh. 4.2. Các tổ/nhóm chuyên môn tiếp tục nghiên cứu kỹ Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH; tiếp tục hoàn thiện các chuyên đề đã được Sở tập huấn (Ôn tập thi TN THPT; quy trình xây dựng ma trận và kỹ thuật biên soạn câu hỏi, đề thi thử, đề kiểm tra; phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm, hướng dẫn HS tự học; dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương). Khi phân tích bài học, các tổ/nhóm chuyên môn cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể và việc xếp các tiêu chí theo các mức độ đã được tập huấn. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về giáo dục STEM theo nội dung tại Công văn số 1303/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2020 của Sở GDĐT. 4.3. Các tổ/nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng chuyên đề dạy học, bài học STEM; phân công GV thực hiện bài học minh họa để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy trong đó cần tập trung quan sát hoạt động học của HS; mỗi chuyên đề thực hiện ở nhiều tiết học nên trong 1 tiết có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. 4.4. Ngoài ra tổ/nhóm chuyên môn cấp THCS cần đánh giá, rút kinh nghiệm các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 của những năm trước, bài khảo sát, đề thi học sinh giỏi các cấp, đề thi vào chuyên Lê Hồng Phong; tiếp tục nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp và giờ ôn tập. Cấp THPT cần đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức ôn tập, tổ chức thi và phân tích, nghiên cứu đề thi TN THPT, đề tham khảo năm 2020 và các năm học trước để vận dụng vào dạy và học; phân tích kết quả môn Sinh học từ đó xây dựng, điều chỉnh KHGD và nội dung ôn tập phù hợp đối tượng học sinh. 4.5. Tăng cường sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo cụm trường trực tiếp hoặc trực tuyến, thường xuyên giao lưu, trao đổi, rút kinh nghiệm và bắt kịp với những đổi mới; quan tâm bồi dưỡng GV trẻ có năng lực. Khuyến khích GV chủ động trao đổi chuyên môn với các thành viên tổ Sinh học thuộc Hội đồng chuyên môn cấp tỉnh 4.6. Tích cực tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). 5. Nâng cao chất lượng dạy và học 2
  3. 5.1. Ôn tập đại trà và phụ đạo HS yếu, kém: Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; phân hóa đối tượng HS, lựa chọn nội dung, PPDH, KTDH phù hợp. Tổ/nhóm chuyên môn tham mưu với lãnh đạo nhà trường lựa chọn, phân công giáo viên phù hợp với việc phụ đạo học sinh yếu, kém; đồng thời các tổ/nhóm chuyên môn lập kế hoạch chi tiết cho việc phụ đạo; kết thúc năm học, cần có đánh giá hiệu quả của hoạt động để rút kinh nghiệm. 5.2. Ôn tập cho HS tham gia các kỳ thi: - Bồi dưỡng HSG lớp 9: Bám sát nội dung kiến thức của chương trình, tiếp cận chương trình liên thông Sở đã ban hành từ năm học 2016 - 2017, tạo điều kiện cho học sinh nắm kiến thức sâu hơn và hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng sinh học; chú ý đến yêu cầu kiến thức của đề thi học sinh giỏi lớp 9 và thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên. - Bồi dưỡng HSG lớp 12: Đồng hướng với thi TN THPT về dạng đề thi, nội dung thi. Tập trung nghiên cứu tìm giải pháp để thành lập đội tuyển và bồi dưỡng HS lớp 12 dự thi HSG cấp tỉnh phù hợp với thực tiễn của đơn vị. - Ôn tập cho HS lớp 9 thi vào lớp 10: Đảm bảo nội dung cơ bản trong SGK. - Ôn tập cho HS lớp 12 thi TN THPT: Các trường THPT tập trung cao nâng chất lượng bộ môn Sinh học; tổ/nhóm chuyên môn nghiên cứu, triển khai thực hiện dạy học phân hóa một cách thiết thực cho từng nhóm học sinh (nâng cao số lượng học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi TN THPT, quan tâm giúp học sinh đầu yếu nắm được kiến thức cơ bản). 5.3. Hình thức, thời gian thi/kiểm tra định kỳ: Theo hướng dẫn chung của Sở; nội dung thi/kiểm tra định kỳ nằm trong chương trình SGK hiện hành và theo Khung chương trình Sở ban hành, tính đến trước thời điểm thi/kiểm tra định kỳ 01 tuần. Tổ chức kiểm tra tại nhà trường theo Công văn số 1299/SGDĐT-GDTrH ngày 8/9/2020 thực hiện Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh. 6. Về hồ sơ, sổ sách chuyên môn 6.1. Giáo án/Kế hoạch bài dạy (KHBD): Đủ giáo án/KHBD theo qui định (mẫu giáo án không thay đổi so với các năm học trước). Kế hoạch cá nhân rõ ràng, có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với kế hoạch chung của đơn vị và của tổ/nhóm chuyên môn. 6.2. Hồ sơ của GV thực hiện theo Điều 27 (Điều lệ trường Trung học); ngoài ra có đầy đủ chương trình, nội dung sản phẩm các đợt tập huấn chuyên môn trong năm học và hướng dẫn giảng dạy bộ môn Sinh học của Sở năm học 2020-2021. 6.3. Tài liệu tham khảo: Từ nhiều nguồn khác nhau, cần lựa chọn cho phù hợp; sử dụng những tiện ích của Google Drive; chia sẻ dữ liệu về TBDH (phần mềm mô phỏng thí nghiệm; các clip thí nghiệm ). 7. Trao đổi chuyên môn - Khi gặp khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, các tổ/nhóm chuyên môn của các trường chủ động liên hệ với Hội đồng chuyên môn môn Sinh học cấp tỉnh qua địa chỉ Email: sinhhoctinhnamdinh@gmail.com. 3