Hướng dẫn giảng dạy môn Hóa học THCS và THPT - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Hiền Nhi 13/03/2025 580
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Hóa học THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_giang_day_mon_hoa_hoc_thcs_va_thpt_nam_hoc_2020_20.doc
  • pdf08. HDGD môn Hóa học 2020-2021.pdf

Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Hóa học THCS và THPT - Năm học 2020-2021

  1. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: Hóa học - cấp THCS và THPT (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo Công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021; chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học (Kế hoạch giáo dục môn học) 1.1. Thực hiện theo khung Kế hoạch dạy học (KHDH) của Sở đã ban hành; các tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh KHDH, kế hoạch ôn tập phù hợp với đội ngũ, cơ sở vật chất và trình độ HS. Chú ý thời gian dành để luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành. 1.2. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tiếp tục thực hiện KHDH theo chương trình chuyên sâu; GV xây dựng các chuyên đề/chủ đề dạy học; giao nhiệm vụ cho HS tự học, tự nghiên cứu. GV tham gia thảo luận và giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tự học; chủ động xây dựng KHDH phân hóa sát đối tượng HS. 1.3. Khuyến khích các GV THCS, THPT có đủ điều kiện dạy học song ngữ tiếng Anh với môn Hóa học, tích cực tham gia các cuộc thi, hội thi các cấp. 2. Đổi mới phương pháp dạy học 2.1. Tiếp tục sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực (dạy học theo định hướng STEM; dạy học gắn liền với thực tế cuộc sống) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, hình thành và phát triển năng lực tự học; ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả. 2.2. Đánh giá và phân loại các trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, xây dựng kế hoạch đề xuất lãnh đạo nhà trường để loại bỏ các thiết bị và hóa chất cũ, hết hạn; tăng cường sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có; sử dụng hiệu quả các thiết bị hiện đại, phòng học tương tác, phòng học bộ môn hiệu quả; khuyến khích GV tự làm đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, lập kế hoạch bổ sung các thiết bị và hóa chất mới để nâng cao hiệu quả giảng dạy. 2.3. Đa dạng hoá các hình thức học tập, quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học của HS về môn Hóa học cũng như tích hợp với các môn khoa học khác; hướng dẫn HS ứng dụng CNTT trong việc tìm tài liệu, tự học, tự ôn tập. Hướng dẫn HS tham gia thi nghiên cứu KHKT, STEM; thi Olympic môn học; tổ chức các câu lạc bộ môn học giúp HS nâng cao hiểu biết và yêu thích bộ môn. 3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá 3.1. Kiểm tra đánh giá HS cần kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa lí thuyết và thực hành. Chấm bài kiểm tra 1
  2. phải có phần nhận xét, hướng dẫn sửa sai, động viên cố gắng, tiến bộ của HS. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. 3.2. Chú trọng đánh giá quá trình: Đánh giá trên lớp, đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng hồ sơ, tăng cường đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình; kết hợp đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học. 3.3. Việc xây dựng đề thi, đề kiểm tra định kỳ theo đúng qui trình đã được tập huấn. Xây dựng ma trận, viết câu hỏi phục vụ ma trận theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trong đó chỉ rõ các kỹ năng cần được kiểm tra. Tỉ lệ phân bố câu hỏi ở các mức độ nhận thức phải phù hợp với đối tượng HS. Thực hiện hiệu quả việc xây dựng ngân hàng đề của các trường và ngân hàng đề thi Olympic môn học. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong triển khai tốt nội dung thi thực hành trong kỳ thi HSG quốc gia. 4. Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ 4.1. Nâng cao năng lực hiệu quả quản lý của tổ/nhóm trưởng chuyên môn tại đơn vị về trình độ, về tầm nhìn chiến lược, về phương pháp chỉ đạo dạy học và quản lý hoạt động của tổ/nhóm. 4.2. Các tổ/nhóm chuyên môn tiếp tục nghiên cứu kỹ công văn 5555/BGDĐT-GDTrH; tiếp tục hoàn thiện các chuyên đề đã được Sở tập huấn (Ôn tập thi THPTQG; quy trình xây dựng ma trận và kỹ thuật biên soạn câu hỏi, đề thi thử, đề kiểm tra; phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động theo nhóm, hướng dẫn HS tự học; dạy học gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương). Khi phân tích bài học, các tổ/nhóm chuyên môn cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể và việc xếp các tiêu chí theo các mức độ đã được tập huấn. 4.3. Các tổ/nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng chuyên đề dạy học; phân công GV thực hiện bài học minh họa để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy trong đó cần tập trung quan sát hoạt động học của HS; mỗi chuyên đề thực hiện ở nhiều tiết học nên trong 1 tiết có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và KTDH tích cực. 4.4. Các tổ/nhóm chuyên môn cần khai thác và sử dụng tối đa, hợp lý phòng học bộ môn; tổ chức sinh hoạt chuyên môn thực chất và tránh hình thức, theo hướng nghiên cứu bài học; xây dựng các chuyên đề dạy học (về công tác bồi dưỡng HSG, ôn tập ). Mỗi tổ/nhóm chuyên môn chọn ít nhất 01 giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học tại đơn vị để thực hiện xuyên suốt trong cả năm học. 4.5. Các tổ/nhóm chuyên môn cấp THCS cần đánh giá, rút kinh nghiệm các bài thi tuyển sinh vào lớp 10, đề thi vào chuyên Lê Hồng Phong; tiếp tục nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp và giờ ôn tập. Cấp THPT cần đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức ôn tập, tổ chức thi và phân tích, nghiên cứu đề thi tốt nghiệp THPT để vận dụng vào dạy và học; 2
  3. phân tích kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học từ đó xây dựng KHDH và nội dung ôn tập phù hợp. 4.6. Tăng cường sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo cụm trường, thường xuyên giao lưu, trao đổi, rút kinh nghiệm và bắt kịp với những đổi mới; quan tâm bồi dưỡng GV trẻ có năng lực. Khuyến khích GV chủ động trao đổi chuyên môn với các thành viên tổ Hóa học thuộc Hội đồng chuyên môn Giáo dục Trung học của tỉnh; sử dụng, khai thác hiệu quả trên trang mạng Trường học kết nối. 5. Nâng cao chất lượng dạy và học 5.1. Ôn tập đại trà và phụ đạo HS yếu, kém: Đảm bảo nội dung kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức - kỹ năng; phân hóa đối tượng HS, lựa chọn nội dung, PPDH, KTDH phù hợp. 5.2. Ôn tập cho HS tham gia các kỳ thi - Bồi dưỡng HSG lớp 9: Tiếp tục nghiên cứu tiếp cận Khung chương trình liên thông đã ban hành và đồng hướng với thi tuyển sinh vào trường chuyên Lê Hồng Phong. - Bồi dưỡng HSG lớp 12: Đồng hướng với thi tốt nghiệp THPT năm 2020 về dạng thức đề thi, nội dung thi. Tập trung nghiên cứu tìm giải pháp để thành lập đội tuyển và bồi dưỡng HS lớp 12 dự thi HSG cấp tỉnh theo hướng đổi mới của Sở GD&ĐT từ năm học 2018-2019 phù hợp với thực tiễn của đơn vị. - Ôn tập cho HS lớp 9 thi vào lớp 10: Đảm bảo nội dung cơ bản trong SGK. - Ôn tập cho HS lớp 12 thi tốt nghiệp THPTQG năm 2021: Điều chỉnh kế hoạch và phương pháp ôn tập cho phù hợp với nội dung và mức độ của đề thi (nội dung toàn cấp) để đảm bảo HS thi đạt kết quả cao. - Thi Olympic môn học; thi Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh. 5.3. Hình thức, thời gian thi/kiểm tra định kỳ: Theo hướng dẫn chung của Sở; nội dung thi/ kiểm tra định kỳ nằm trong chương trình SGK hiện hành và theo Khung chương trình Sở ban hành, tính đến trước thời điểm thi/kiểm tra định kỳ 01 tuần. 3