Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp THCS và THPT - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
huong_dan_giang_day_mon_giao_duc_ngoai_gio_len_lop_thcs_va_t.doc
16. HD Hoạt động Giáo dục NGLL-TNST 2020-2021.pdf
Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục ngoài giờ lên lớp THCS và THPT - Năm học 2020-2021
- HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020 - 2021 Hoạt động: Giáo dục ngoài giờ lên lớp – Hoạt động trải nghiệm (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo Tài liệu phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ GD&ĐT áp dụng từ năm 2009-2010; Công văn số hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021 của Sở GDĐT; tiếp cận với chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Mục tiêu Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, từ đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). 2. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp – Hoạt động trải nghiệm (GDNGLL – HĐTN) Việc tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chuyển mạnh sang hướng hoạt động trải nghiệm; Căn cứ vào khung phân phối chương trình, tuỳ điều kiện cụ thể của địa phương và nhà trường, các đơn vị lựa chọn mỗi tháng thực hiện từ 1 đến 2 hoạt động, miễn là đảm bảo các chủ đề hoạt động. Thời lượng trong năm học: 18 tiết, trong hè: 6 tiết. 2.1. Đối với THCS: - Đưa nội dung về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào HĐTN ở lớp 9 và tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” do Bộ GDĐT phát động. Đưa một số nội dung GDHN tích hợp sang HĐTN ở 2 chủ điểm: “Truyền thống nhà trường” (chủ điểm tháng 9),“Tiến bước lên Đoàn” (chủ điểm tháng 3). - Chương trình tập trung nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động phục vụ cộng đồng và bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. - Khung kế hoạch: 1
- Tháng Chủ đề hoạt động Thời lượng Trong năm học Tháng 9 Truyền thống nhà trường 2 tiết Tháng 10 Chăm ngoan học giỏi 2 tiết Tháng 11 Tôn sư trọng đạo 2 tiết Tháng 12 Uống nước nhớ nguồn 2 tiết Tháng 1, 2 Mừng Đảng, mừng xuân 4 tiết Tháng 3 Tiến bước lên Đoàn 2 tiết Tháng 4 Hòa bình hữu nghị 2 tiết Tháng 5 Bác Hồ kính yêu 2 tiết Thời gian hè Hè Hè vui, khỏe, bổ ích 6 tiết 2.2. Đối với THPT: - Tích hợp vào hoạt động GDHN thực hiện ở 3 chủ đề sau: “Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (chủ đề tháng 9); “Thanh niên với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (chủ đề tháng 12), “Thanh niên với vấn đề lập nghiệp” (chủ đề tháng 3); - Chương trình Hoạt động trải nghiệm tập trung cao hơn vào nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động sản xuất, câu lạc bộ hướng nghiệp và các hoạt động định hướng nghề nghiệp khác, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; có thể tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. - Khung kế hoạch: Tháng Chủ đề hoạt động Thời lượng Trong năm học Tháng 9 Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, 2 tiết HĐH đất nước Tháng 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình 2 tiết Tháng 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư 2 tiết trọng đạo Tháng 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ 2 tiết quốc Tháng 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 2 tiết Tháng 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng 2 tiết 2
- Tháng 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp 2 tiết Tháng 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác 2 tiết Tháng 5 Thanh niên với Bác Hồ 2 tiết Thời gian hè Hè Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng 6 tiết Các đơn vị có thể tham khảo và lồng ghép một số nội dung trong chương trình GDPT mới dưới đây vào kế hoạch HĐTN của nhà trường, đảm bảo phù hợp với chủ đề hoạt động: Mạch nội Hoạt động Nội dung hoạt động dung hoạt động Hoạt động khám phá - Tìm hiểu hình ảnh và tính cách bản thân Hoạt động bản thân - Tìm hiểu khả năng của bản thân hướng vào Hoạt động rèn luyện - Rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và bản thân bản thân ý thức trách nhiệm trong cuộc sống - Rèn luyện các kĩ năng thích ứng với cuộc sống Hoạt động chăm sóc - Quan tâm, chăm sóc người thân và các gia đình quan hệ trong gia đình - Tham gia các công việc của gia đình Hoạt động Hoạt động xây dựng - Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè hướng đến nhà trường và thầy cô xã hội - Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường và của tổ chức Đoàn, Đội Hoạt động xây dựng - Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi cộng đồng người - Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật Hoạt động tìm hiểu và - Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan Hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên hướng đến thiên nhiên - Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên tự nhiên Hoạt động tìm hiểu và - Tìm hiểu thực trạng môi trường bảo vệ môi trường - Tham gia bảo vệ môi trường 3
- Hoạt động tìm hiểu - Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề nghiệp nghề. - Tìm hiểu yêu cầu vềan toàn và sức khoẻ nghề nghiệp. Hoạt động hướng - Tìm hiểu thị trường lao động. nghiệp Hoạt động rèn luyện - Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với phẩm chất, năng lực định hướng nghề nghiệp. phù hợp với định - Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp hướng nghề nghiệp với định hướng nghề nghiệp Hoạt động lựa chọn - Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao hướng nghề nghiệp và đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục nghề lập kế hoạch học tập nghiệp khác của địa phương, trung ương. theo định hướng nghề - Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân nghiệp và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp - Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp 2.3. Đối với hoạt động trải nghiệm trong các môn học: - Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức Đoàn, Đội với các tổ chuyên môn thông qua giáo dục STEM để tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo môn học theo hướng: Tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại địa phương; - Xem xét, đối chiếu nội dung giáo dục giữa các môn học với hoạt động trải nghiệm để tích hợp các nội dung liên quan với nhau, khắc phục tình trạng nội dung giáo dục trùng lặp; - Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, tiêu chí, đánh giá về nội dung, Đoàn trường chịu trách nhiệm khâu tổ chức, giám sát thực hiện. 3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL – HĐTN - Có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các nhóm phương thức tổ chức sau: Phương thức khám phá (Thực địa – thực tế, Tham quan, Cắm trại, Trò chơi ), Phương thức thể nghiệm, tương tác (Diễn đàn, Giao lưu, Hội thảo, Sân khấu hoá ), Phương thức cống hiến (Thực hành lao động; Hoạt động tình nguyện, nhân đạo ), Phương thức nghiên cứu (Dự án và nghiên cứu khoa học, Hoạt động theo nhóm sở thích). Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, các trường chủ động lựa chọn các phương thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Trong quá trình thực hiện, giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động. 4
- - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. - Đổi mới hình thức sinh hoạt đầu giờ, giờ ra chơi, sau giờ học bằng nhiều hình thức (thi đấu thể dục thể thao, các cuộc thi tài năng, sinh hoạt các câu lạc bộ ) nhằm tạo hứng khởi cho học sinh. Tăng cường giao lưu, hợp tác với các trung tâm kĩ năng sống, các địa điểm trải nghiệm, các câu lạc bộ từ các đơn vị khác để tăng cơ hội trải nghiệm, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. - Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau với nhiều nội dung và quy mô khác nhau, bởi vậy, tuỳ theo cách tổ chức để huy động sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh. Nhà trường cần tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội, nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa phương, cho các hoạt động giáo dục này. 4. Đánh giá kết quả thực hiện hoạt GDNGLL – HĐTN - Đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm của học sinh cần dựa trên những thông tin thu thập được qua quan sát học sinh trong quá trình hoạt động; qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, đặc biệt là sản phẩm thực hành và ứng dụng; qua kết quả tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhóm học sinh và đánh giá của các lực lượng giáo dục khác, sau đó đối chiếu với mục tiêu mà chương trình Hoạt động trải nghiệm đã xác định. - Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực, có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Đây là một trong những căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của học sinh, đặc biệt, đánh giá tạo ra động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi học sinh. Kết quả đánh giá được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh. 5. Thiết bị, phương tiện tổ chức hoạt động GDNGLL – HĐTN Để thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, cần có những thiết bị cơ bản như đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn; đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể; đồ dùng để thực hành và các đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động nhằm mở rộng không gian lớp học, tăng tính kết nối, tương tác, tiết kiệm thời gian, chi phí. 5