Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục nghề THCS và THPT - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục nghề THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
huong_dan_giang_day_mon_giao_duc_nghe_thcs_va_thpt_nam_hoc_2.docx
15. HD Dạy nghề PT 2020-2021.pdf
Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục nghề THCS và THPT - Năm học 2020-2021
- HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BỘ MÔN NĂM HỌC 2020-2021 Hoạt động: Giáo dục nghề phổ thông (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo công văn số /SGDĐT-GDTrH ngày /9/2020 của Sở GDĐTvề Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020- 2021, chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Những vấn đề chung Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 8608/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11; công văn số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ GDĐT, công văn 1040/SGDĐT-GDTrH ngày 11/10/2011 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn dạy-học nghề phổ thông, công văn 1366/SGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2018 của Sở GDĐT về việc chấn chỉnh công tác dạy - học nghề phổ thông, cụ thể như sau: - Hoạt động giáo dục nghề phổ thông (GDNPT) ở cấp THCS là hoạt động giáo dục tự chọn với thời lượng 70 tiết, áp dụng cho tất cả các khối lớp; ở cấp THPT là hoạt động bắt buộc được qui định trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành với thời lượng 105 tiết, áp dụng đối với học sinh lớp 11. - Các trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chuyên môn theo yêu cầu chương trình GDNPT thì tổ chức hoạt động GDNPT cho học sinh tại trường. Các trường chưa có đủ đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất cần phối hợp với Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, các trường trung cấp chuyên nghiệp tổ chức hoạt động GDNPT cho học sinh. - Căn cứ chương trình dạy nghề phổ thông (NPT) của Bộ GDĐT ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 để chọn lựa các chương trình dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, khuyến khích dạy chương trình IC3 (The Internet Computing Core Certification) ở cấp THCS, chương trình MOS (Microsoft Office Specialist) ở cấp THPT; dạy nghề truyền thống và các nghề mới phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường, của trung tâm, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; với các nghề đã có, có thể cập nhật các nội dung mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Các chương trình mới phải tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu, báo cáo về Sở GDĐT và chỉ được thực hiện khi đã được Bộ GDĐT chấp thuận. - Để nâng cao chất lượng giảng dạy các chương trình nghề phổ thông, đáp ứng mục tiêu phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, SGDĐT sẽ triển khai công tác kiểm tra kế hoạch dạy NPT, dạy học tự chọn, công tác bố trí GV tham gia giảng dạy tại các nhà trường phổ thông trong phạm vi toàn tỉnh. 1
- 2. Tổ chức thực hiện a) Đối với cấp THCS - Tổ chức giảng dạy Sở GDĐT khuyến khích các trường THCS tổ chức dạy NPT như một môn học tự chọn trong kế hoạch giáo dục của nhà trường với thời lượng 2 tiết/tuần theo hướng dẫn tại công văn số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ GDĐT đảm bảo dạy đủ thời gian, chương trình qui định theo nguyên tắc học sinh và phụ huynh học sinh tự nguyện đăng ký học; việc dạy NPT phải kết thúc chương trình khi năm học kết thúc. - Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh Việc đánh giá kết quả học NPT của học sinh thực hiện theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT. Kết quả học tập của học sinh được ghi vào Sổ Gọi tên và ghi điểm; điểm trung bình ghi vào Học bạ phần môn tự chọn. Điểm trung bình GDNPT không tham gia tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ và cả năm học. Kết quả hoạt động GDNPT là một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm của học sinh. - Điều kiện học sinh được đăng ký dự thi nghề Học sinh hoàn thành chương trình GDNPT; có điểm tổng kết GDNPT từ trung bình 5,0 điểm trở lên; nghỉ học không quá 10% tổng số tiết học của chương trình GDNPT và tự nguyện đăng ký dự thi NPT đã học thì được dự thi. Sở giáo dục đào tạo Nam Định sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức thi nghề. b) Đối với cấp THPT - Tổ chức giảng dạy Căn cứ vào điều kiện cụ thể các trường THPT cho học sinh đăng ký học các nghề theo quy định của Bộ GDĐT. - Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh + Việc đánh giá được thực hiện bằng việc cho điểm các loại bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tính điểm trung bình như một môn học, xếp loại theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT. + Kết quả học tập của HS được đánh giá trên cả 3 mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Việc đánh giá kỹ năng của HS cần chú trọng cả quy trình kỹ thuật và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đánh giá thái độ qua sự tự giác rèn luyện thói quen làm việc có kế hoạch, tôn trọng quy trình công nghệ, ý thức tiết kiệm, tinh thần hợp tác trong công việc, lòng say mê học tập. + Kết quả học tập của HS được ghi vào Sổ Gọi tên và ghi điểm và Học bạ (phần các môn học tự chọn). Nếu thực hiện GDNPT tại trường THPT thì ghi đầy đủ các loại điểm vào sổ Gọi tên và ghi điểm như các môn học khác, nếu dạy học NPT ở TTKTTH-HN thì chỉ ghi điểm trung bình học kỳ và cả năm học theo kết quả mà cơ sở đó bàn giao cho nhà trường. Điểm trung bình GDNPT không tham gia tính điểm 2
- trung bình các môn học từng học kỳ và cả năm học. Kết quả học GDNPT của học sinh là một căn cứ khi xếp loại hạnh kiểm học kỳ, cả năm học. - Điều kiện học sinh được đăng ký dự thi nghề Học sinh hoàn thành chương trình GDNPT; có điểm tổng kết GDNPT từ trung bình (5,0 điểm) trở lên; nghỉ học không quá 10% tổng số tiết học của chương trình GDNPT (không quá 11 tiết) và tự nguyện đăng ký dự thi NPT đã học thì được dự thi. Sở GDĐT Nam Định sẽ tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông cho học sinh THPT đăng ký dự thi NPT (có văn bản hướng dẫn sau). 3