Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục hướng nghiệp THCS và THPT - Năm học 2020-2021

docx 2 trang Hiền Nhi 21/03/2025 650
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục hướng nghiệp THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_giang_day_mon_giao_duc_huong_nghiep_thcs_va_thpt_n.docx
  • pdf14. HD Giáo dục hướng nghiệp 2020-2021.pdf

Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Giáo dục hướng nghiệp THCS và THPT - Năm học 2020-2021

  1. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020-2021 Hoạt động: Giáo dục hướng nghiệp - cấp THCS và THPT (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐTvề Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021, chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Thực hiện chương trình hoạt đông giáo dục hướng nghiệp Cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp (HĐGDHN) cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT, Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh Nam Định về thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 tỉnh Nam Định; công văn số 395/SGDĐT ngày 25/3/2020 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn triển khai Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2018-2025; công văn 451/SGDĐT-GDTrH ngày 07/4/2020 của Sở GDĐT về việc triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường và công văn số 1157/SGDĐT ngày 22/9/2014 của Sở GDĐT về việc phối hợp tổ chức giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh trung học. a) Đối với trường THCS (lớp 9): Tiếp tục thực hiện nội dung HĐGDHN với thời lượng 9 tiết/năm học ở 3 chủ đề - Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học; - Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương (tuyển sinh trình độ THCS); - Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS. Tổ chức thực hiện 03 chủ đề trên vào tháng 2, 3, 4 của năm dương lịch sau khi đưa một số nội dung HĐGDHN tích hợp sang hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) ở 2 chủ điểm sau: - "Truyền thống nhà trường", chủ điểm tháng 9; - "Tiến bước lên Đoàn" chủ điểm tháng 3. Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) giao cho các phòng GDĐT hướng dẫn các trường THCS trên địa bàn xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung tích hợp sát với thực tiễn địa phương và điều kiện của trường. Căn cứ vào thực tiễn và học lực của học sinh, các cơ sở giáo dục tập trung hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn con đường học lên THPT, BTTHPT, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Các phòng GDĐT có thể phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp-Hướng nghiệp (KT-TH-HN) tổ chức tập huấn cho giáo viên và hướng dẫn triển khai hoạt 1
  2. động giáo dục hướng nghiệp cho các trường THCS trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 THCS nhằm giúp học sinh lựa chọn các ban học phù hợp ở trường THPT, lựa chọn các nghề ở các trường nghề, TCCN phù hợp với năng lực của học sinh, góp phần thực hiện sự phân luồng học sinh THCS. b) Đối với trường THPT: Tiếp tục thực hiện nội dung HĐGDHN với thời lượng 9 tiết/năm học (tổ chức vào tháng 2, 3, 4 của năm dương lịch), sau khi tích hợp các nội dung môn Công nghệ lớp 10 phần "Tạo lập doanh nghiệp" và tích hợp vào HĐGDHN (do giáo viên môn Công nghệ, giáo viên phụ trách HĐGDNGLL) thực hiện ở 3 chủ đề sau: - "Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", chủ đề tháng 9; - "Thanh niên với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", chủ đề tháng 12; - "Thanh niên với vấn đề lập nghiệp", chủ đề tháng 3. Mỗi khối lớp giảng dạy 03 chủ đề dưới đây trong Chương trình THPT của Bộ GDĐT; lưu ý thực hiện tốt việc đưa học sinh đi thực tế tại các trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh + Lớp 10 THPT: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; Tìm hiểu thực tế một cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc nông nghiệp; Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành Xây dựng. + Lớp 11 THPT: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ; Giao lưu với gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi; Tìm hiểu thực tế một trường ĐH hoặc CĐ và một trường TCCN tại địa phương. + Lớp 12 THPT: Tìm hiểu hệ thống đào tạo TCCN và dạy nghề của Trung ương và địa phương; Tìm hiểu hệ thống đào tạo ĐH và CĐ; Tư vấn chọn nghề. 2. Phân công thực hiện. Sở GDĐT giao các trường THPT xây dựng kế hoạch, hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung tích hợp sát với thực tiễn địa phương và điều kiện của trường; làm tốt việc hướng nghiệp học sinh lựa chọn con đường học tiếp sau THPT (Đại học, Cao đẳng, TCCN, học nghề) hoặc đi vào cuộc sống lao động. Việc tổ chức thực hiện HĐGDHN, các trường có thể tổ chức học riêng theo lớp, theo khối; có thể giao cho giáo viên hoặc mời chuyên gia, nhà quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp giảng dạy. Các phòng GDĐT, trường THPT, trung tâmKTTH-HN tổ chức cho giáo viên, cán bộ công nhân viên học tập, nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về ý nghĩa, nội dung, tầm quan trọng và biện pháp thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giáo dục hướng nghiệp; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương huy động các doanh nghiệp, các lực lượng kinh tế-xã hội của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Các trường THCS và THPT có thể phối hợp với trung tâmKTHN tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh cuối cấp phù hợp với điều kiện của các nhà trường, nhằm củng cố thêm nhận thức về nghề nghiệp cho các em học sinh. 2