Hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ THCS và THPT - Năm học 2020-2021

doc 3 trang Hiền Nhi 23/03/2025 440
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_giang_day_mon_cong_nghe_thcs_va_thpt_nam_hoc_2020.doc
  • pdf18. HDGD môn Công nghệ Công nghiệp 2020-2021.pdf

Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ THCS và THPT - Năm học 2020-2021

  1. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Công nghệ (KTCN) (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021, chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Thực hiện chương trình kế hoạch - Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc khung kế hoạch dạy học bộ môn của Sở GDĐT ban hành và kế hoạch dạy học bộ môn đã được Lãnh đạo nhà trường phê duyệt. - Trên cơ sở kế hoạch dạy học được phê duyệt, GV lập kế hoạch dạy học cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết theo tiết trong sách giáo khoa nhưng phải đảm bảo khoa học, lôgic. Mỗi chủ đề có thể thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số hoạt động của bài học. - Xây dựng các chủ đề tích hợp đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực hướng tới, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Ví dụ: chủ đề về “Ứng dụng động cơ đốt trong”; “Mạch điện xoay chiều ba pha”. 2. Đổi mới trong tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá - Nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT để lập kế hoạch bài học và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. - Tổ chức các hoạt động dạy học môn Công nghệ thông qua việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn tạo ra sự hứng thú và yêu thích bộ môn; vận dụng linh hoạt các phương pháp tiếp cận kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, qua đó giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực công nghệ. - Chú trọng rèn luyện cho HS tri thức phương pháp để HS biết cách đọc sách giáo khoa, tài liệu, tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận và tìm ra những kiến thức mới. Tăng cường phối hợp học tập cá nhân với học tập tương tác theo phương châm tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn trong học tập. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và đảm bảo tính phân hoá tốt. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 04 mức độ yêu cầu: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao. Trong đó, chủ yếu tập trung vào 2 mức độ: Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong 1
  2. học tập); Vận dụng (vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thường gặp). Đánh giá học sinh cần quan tâm chuyển từ phê phán những điều chưa làm được hoặc làm chưa tốt sang động viên, khuyến khích học sinh trên cơ sở những việc học sinh đã làm được. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả các học sinh: Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình. Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, tăng cường các câu hỏi mở. Tăng cường đề xuất, lựa chọn các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực. Tích cực xây dựng ngân hàng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực. Tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 3. Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và công tác tự bồi dưỡng - Đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn: Sinh hoạt chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động học tập của HS. Thảo luận sau dự giờ, tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học như: HS học như thế nào? HS đang gặp khó khăn gì trong học tập? Nội dung và phương pháp dạy học có phù hợp, có gây hứng thú cho HS không? Kết quả học tập của HS có được cải thiện không? Cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào? - Sinh hoạt chuyên môn tại các trường gồm sinh hoạt chuyên môn thường xuyên và sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên: Tổ chức định kỳ 2 lần/ tháng; tập trung thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học; thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, nội dung các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học cập nhật; trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực của HS; trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS; thảo luận việc hướng dẫn HS sử dụng dụng cụ, thiết bị dạy học; để tìm ra phương án giải quyết tối ưu và hiệu quả nhất. Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề: Tổ chức theo kế hoạch của tháng, học kỳ hoặc cả năm; tập trung thảo luận để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong toàn tỉnh thông qua facebook của Nhóm Công nghệ - Nam Định (nhomcnnamdinh@gmail.com) - Tích cực tham gia trường học kết nối để cập nhật kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy. 2
  3. - Tăng cường dự giờ thăm lớp để học tập kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn và tổ chuyên môn. Khi dự giờ, tập trung quan sát hoạt động học của HS khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. 4. Nâng cao chất lượng dạy và học: - Môn Công nghệ là môn học gắn liền với thực tế đời sống xã hội như: Các loại động cơ, ô tô; sửa chữa điện, điện tử; công nghệ sản xuất; công nghệ đúc Tổ (nhóm) chuyên môn rà soát chương trình, sách giáo khoa hiện hành để phát hiện những nội dung có liên quan đến nghề sản xuất, kinh doanh tại địa phương từ đó xây dựng các chủ đề học tập gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương. Với mục tiêu đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS, GV cần tạo điều kiện tối đa để HS được tham gia vào các hoạt động với cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ các hoạt động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể, tới hoạt động với/tại cơ sở sản xuất, kinh doanh như quan sát, làm việc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng chứa đựng trong cơ sở sản xuất, kinh doanh để HS tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các sự vật, hiện tượng đó. Trong mỗi bài học, GV phải đưa ra tình huống thường gặp trong thực tế để học sinh tìm tòi khám phá ra kiến thức mới, xây dựng hệ thống câu hỏi chặt chẽ logic để khơi dậy tiềm năng của học sinh về bộ môn. - Cần chú trọng đến việc vận dụng linh hoạt kiến thức của các bộ môn có liên quan vào từng bài cụ thể để phân tích, chứng minh về một hiện tượng hoặc nguyên lý, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Sử dụng kiến thức Toán trong Vẽ kĩ thuật Sử dụng kiến thức Vật lý trong “Động cơ đốt trong, kĩ thuật điện ” . - Tăng cường sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do các giáo viên tự làm; đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. GV khai thác hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có để đạt hiệu quả cao nhất khi dạy các bài thực hành. Các bài thực hành GV phải chỉ rõ cho học sinh hiểu được quy trình công nghệ, biết vận dụng vào sản xuất và thực tiễn cuộc sống hàng ngày. - Tăng cường nghiên cứu về mô hình giáo dục STEM và vận dụng vào dạy học môn Công nghệ dựa trên mô hình giáo dục STEM. 5. Hồ sơ sổ sách chuyên môn - Có đầy đủ Hồ sơ chuyên môn và Giáo án theo quy định; đầu tư thời gian và trí tuệ tạo ra nhiều giáo án có chất lượng tốt theo tinh thần công văn 5555/BGDDT- GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch bài học có cấu trúc theo tinh thần đã tập huấn tổ trưởng nhóm trưởng chuyên môn (gồm 5 hoạt động: Khởi động - Hình thành kiến thức - Luyện tập - Vận dụng - Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo). - Tích cực tham gia tự làm các thiết bị dạy học: Như các mô hình vật thật; sơ đồ mạch điện phục vụ giảng dạy. Sưu tầm các thiết bị điện, điện tử; các chi tiết máy để dạy động cơ đốt trong để làm đồ dùng trực quan./. 3