Hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ nông nghiệp THCS và THPT - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ nông nghiệp THCS và THPT - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
huong_dan_giang_day_mon_cong_nghe_nong_nghiep_thcs_va_thpt_n.doc
19. HDGD môn Công nghệ Nông nghiệp 2020-2021.pdf
Nội dung tài liệu: Hướng dẫn giảng dạy môn Công nghệ nông nghiệp THCS và THPT - Năm học 2020-2021
- HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Công nghệ (KTNN) (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021) Thực hiện các yêu cầu chung theo Công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021; chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Thực hiện kế hoạch giáo dục - Thực hiện theo khung nội dung dạy học kèm theo Công văn số 1292/SGDĐT- GDTrH ngày 04/9/2020 của Sở GDĐT; các tổ/nhóm chuyên môn điều chỉnh Kế hoạch giáo dục (KHGD) môn học, kế hoạch ôn tập. Chú ý thời gian dành để luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST). - Trên cơ sở kế hoạch dạy học được phê duyệt, GV thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề/bài học theo chuỗi hoạt động học: Khởi động/Tình huống xuất phát - Hình thành kiến thức mới - Luyện tập/Thực hành - Vận dụng - Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo. Mỗi chủ đề/bài học có thể thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. - Xây dựng các chủ đề/bài học dạy học gắn với sản xuất kinh doanh ở địa phương đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực hướng tới, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Ví dụ: chủ đề về “Sản xuất lúa đặc sản trên đất mặn”; “Trồng rau trên đất bạc màu” 2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. - Nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. - Tổ chức các hoạt động dạy học tạo sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn thông qua việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp tiếp cận kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh. - Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng và đảm bảo tính phân hoá tốt. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 04 mức độ yêu cầu: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao. Trong đó, chủ yếu tập trung vào 2 mức độ: Thông hiểu (diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập); Vận dụng (vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thường gặp). Đánh giá học sinh cần quan tâm chuyển từ phê phán những điều chưa làm được hoặc làm chưa tốt sang động viên, khuyến khích học sinh trên cơ sở những việc học sinh đã làm được. Tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án, bài thuyết trình; kết hợp đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. 1
- 3. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và công tác tự bồi dưỡng - Sinh hoạt nhóm chuyên môn đều đặn hàng tuần; tập trung thảo luận một số chuyên đề, bài dạy khó để tìm ra phương án giải quyết tối ưu và hiệu quả nhất. - Tham gia sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; tích cực trao đổi, chia sẻ chuyên môn với đồng nghiệp trong toàn tỉnh thông qua zalo của Nhóm Công nghệ - Nam Định, qua email chung của nhóm cnnn.namdinh@gmail.com. - Tăng cường dự giờ thăm lớp để học tập kinh nghiệm chuyên môn. - Các tổ/nhóm chuyên môn thống nhất xây dựng chuyên đề dạy học, bài học STEM; phân công GV thực hiện bài học minh họa để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy trong đó cần tập trung quan sát hoạt động học của HS; mỗi chuyên đề thực hiện ở nhiều tiết học nên trong 1 tiết có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. - Tăng cường sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo cụm trường trực tiếp hoặc trực tuyến, thường xuyên giao lưu, trao đổi, rút kinh nghiệm và bắt kịp với những đổi mới; quan tâm bồi dưỡng GV trẻ có năng lực. Khuyến khích GV chủ động trao đổi chuyên môn với các thành viên Hội đồng chuyên môn môn Sinh-KTNN cấp tỉnh. - Tích cực tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018) 4. Nâng cao chất lượng dạy và học - Mỗi GV Công nghệ phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh về bộ môn trong từng tiết dạy từ đó HS chủ động, tích cực cộng tác với giáo viên để nắm kiến thức. Trong mỗi bài giảng GV phải đưa ra tình huống thường gặp trong thực tế để học sinh tìm tòi khám phá ra kiến thức mới, xây dựng hệ thống câu hỏi chặt chẽ để khơi dậy hết tiềm năng của học sinh về bộ môn. - Cần chú trọng đến việc vận dụng linh hoạt kiến thức của các bộ môn có liên quan vào từng bài cụ thể để phân tích, chứng minh về một hiện tượng hoặc nguyên lý, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Ví dụ: Sử dụng kiến thức môn Sinh trong chủ đề “Giống cây trồng; Bảo quản chế biến sản phẩm” Sử dụng kiến thức Hóa học trong “Phân bón; Đất trồng” - Tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy theo tinh thần Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT. - Tăng cường sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do các giáo viên tự làm; đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. GV khai thác hiệu quả điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có để đạt hiệu quả cao nhất khi dạy các bài thực hành. Các bài thực hành GV phải chỉ rõ cho học sinh hiểu được quy trình công nghệ, biết vận dụng vào sản xuất và trong cuộc sống. - Khuyến khích GV nghiên cứu về giáo dục STEM và vận dụng dạy học môn Công nghệ dựa trên mô hình giáo dục STEM. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn về giáo dục STEM theo nội dung tại Công văn số 1303/SGDĐT-GDTrH ngày 08/9/2020 của Sở GDĐT. 2
- 5. Hồ sơ sổ sách, tư liệu chuyên môn: - Giáo án/Kế hoạch bài dạy (KHBD): Đủ giáo án/KHBD theo qui định (mẫu giáo án không thay đổi so với các năm học trước). Kế hoạch cá nhân rõ ràng, có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với kế hoạch chung của đơn vị và của tổ/nhóm chuyên môn. - Hồ sơ của GV thực hiện theo Điều 27 (Điều lệ trường Trung học); ngoài ra có đầy đủ chương trình, nội dung sản phẩm các đợt tập huấn chuyên môn trong năm học và hướng dẫn giảng dạy bộ môn Sinh học của Sở năm học 2020-2021. - Tài liệu tham khảo: Từ nhiều nguồn khác nhau, cần lựa chọn cho phù hợp; sử dụng những tiện ích của Google Drive; chia sẻ dữ liệu về TBDH (phần mềm mô phỏng thí nghiệm; các clip thí nghiệm ). - Tích cực tham gia tự làm các thiết bị dạy học, các mô hình vật thật như: bình cây trồng trong dung dịch; sản phẩm nước xirô, mứt phục vụ giảng dạy. Sưu tầm các tranh ảnh về sâu, bệnh hại; các thuốc trừ sâu bệnh, phân bón; các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả trên thị trường để làm đồ dùng trực quan./. 3