Đề khảo sát giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Xuân Hòa (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Xuân Hòa (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_khao_sat_giua_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thu.docx
Bảng đặc tả.docx
HDC.docx
Ma trận (1).docx
Nội dung tài liệu: Đề khảo sát giữa học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Xuân Hòa (Có ma trận và đáp án)
- 1 PHÒNG GD&ĐT XUÂNTRƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT THI GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS XUÂN HOÀ NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN 6 ( làm bài 90 phút ) “Đề thi gồm 02 trang” PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi sau: LỤC BÁT CHA YÊU Cha ơi con nhớ những ngày Gian lao cực khổ cha cày đồng sâu Dù cha tóc đã bạc màu Sức cha đã yếu có đâu sờn lòng Mong sao hạt lúa đơm bông Cho con êm ấm no lòng cha vui Nhìn cha con ước một ngày Công thành danh toại đáp đền công ơn Giờ đây con đã lớn khôn Công ơn trời biển còn hơn non bồng Con ơi! Con hãy làm người Sống sao cho tốt cha cười cha vui Cha là vầng sáng thái dương Dõi theo từng bước đoạn đường con đi Mỗi lần vấp ngã hay khi Con đau đớn nhất cha thì động viên Tình cha trời rộng thiêng liêng Có cha con có trời riêng tâm tình Cha là ánh sáng bình mình Cha là non cả ân tình bao la. (Võ Hoàng) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ sáu chữ B. Thơ song thất lục bát C. Thơ lục bát . D. Thơ tự do
- 2 Câu 2 (0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ là gì? A. Tình cảm gia đình B. Tình yêu quê hương đất nước C. Tình yêu thiên nhiên D. Tình yêu đôi lứa Câu 3 (0,5 điểm): Từ nào sau đây không phải từ ghép? A. Đáp đền B. Bình minh C. Tâm tình D. Đau đớn Câu 4 (0,5 điểm): Câu thơ; “Giờ đây con đã lớn khôn. Công ơn trời biển còn hơn non bồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5 (0,5 điểm): Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào? “ Cha là áng sáng bình minh Cha là non cả ân tình bao la”. A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 6 (0,5 điểm): Từ “gian lao ” trong câu thơ trên có nghĩa là gì? A. Gian truân B. Khó khăn. C. Gian nan. D. Khó khăn, gian khổ Câu 7 (0,5 điểm): Bài thơ trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? A. Người cha mong muốn con sống tốt, dành hết tình yêu thương cho đứa con của mình, ca ngợi, đề cao tình cảm bao la của người cha dành cho con. B. Người cha có công lao rất lớn, luôn yêu thương, hi sinh, mong con được sống thật tốt nên người, biết kính trọng báo đáp ơn sinh thành, dưỡng dục. C. Người cha mong con luôn sống ngoan, vui khỏe, sẵn sàng gánh hết những khó khăn cho con, thể hiện tình yêu thương cha-con trong cuộc đời của mỗi người. D. Người cha luôn quan tâm con, luôn yêu thương và mong con sống tốt, nên người, lên án những người con bất hiếu với cha mình. Câu 8 (0,5 điểm): Trong câu thơ “Con ơi ! Con hãy làm người. Sống sao cho tốt cha cười cha vui”. Người cha mong muốn điều gì ở con mình? A. Mong cho con khỏe B. Mong cho con ngoan C. Mong cho con khỏe, con ngoan D. Mong cho con làm người tốt, sống tử tế Câu 9 (1,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong trong 2 khổ thơ cuối bài thơ và nêu tác dụng? Câu 10 (1,0 điểm): Từ nội dung bài thơ, em hãy viết 1 đoạn văn (Từ 3 – 5 câu) về ý nghĩa của tình cảm gia đình. PHẦN II. VIẾT (4 ĐIỂM) Hãy kể lại một truyền thuyết mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 .
- 3 PHÒNG GD&ĐT XUÂNTRƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS XUÂN HOÀ NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮVĂN 6 ( làm bài 90 phút ) “Đề thi gồm 02 trang” PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo, sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.Thật không may mẹ của cô lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết rõ sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống từng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên để lấy được bông hoa , nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn cánh năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng ấy năm thôi sao? Không bằng lòng cô liền dùng tay xé nhẹ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ, và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa.Đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Theo Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A.Tự sự B. Nghị luận C. Biểu cảm D. Miêu tả Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai? A. của cô bé B. Lời của ông già C. Lời của người kể chuyện D. Lời của người bà Câu 3. Câu nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh của cô bé trong truyện? A. Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? B. Nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh. C. Đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua. D. Khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa. Câu 4. Cô bé đã tìm thấy bông hoa cúc trắng ở đâu? A.Trên thảo nguyên xanh . B. Trên núi cao. C.Trên cánh đồng. D. Trong rừng. Câu 5. Vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ? A.Vì em muốn bông hoa đẹp hơn. B. Vì em ngồi một mình buồn. C. Vì em mong muốn mẹ sống lâu. D. Vì lời nói của bà tiên.
- 4 Câu 6. Nghĩa của từ “hiếu thảo” là gì? A. Yêu thương, hoà nhã với bạn bè. B. Yêu thương, biết ơn thầy cô. C.Yêu thương, biết ơn, kính trọng ông bà, cha mẹ. D. Yêu thương anh chị em. Câu 7. Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong câu “Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm”. A .Nhân hoá B. So sánh C.Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 8. Theo em vì sao ông già lại cho cô bé tìm thấy bông hoa cúc trắng để mẹ được sống lâu? A. Vì em bé là con người vô cùng hiếu thảo. B. Vì em bé là con người siêng năng. C. Vì em bé nhớ mẹ. D. Vì em bé còn nhỏ rất cần mẹ ở bên. Câu 9. Nếu em là cô bé trong câu chuyện trên, em có hành động giống cô bé không? Vì sao? Câu 10. Hãy chọn một thông điệp mà em tâm đắc nhất qua câu chuyện trên và lý giải. PHẦN II VIẾT (4 điểm) Hãy nhập vai một nhân vật trong một câu chuyện cổ tích (đã học) mà em thích và kể lại câu chuyện của nhân vật ấy trải qua.