Đề cương ôn tập hè Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Trường THCS Thị trấn Rạng Đông
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập hè Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Trường THCS Thị trấn Rạng Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_he_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_truon.doc
Nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập hè Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Trường THCS Thị trấn Rạng Đông
- 1 TRƯỜNG THCS TT RẠNG ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÈ MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Các con làm bài vào 1 quyển vở và nộp lại cho cô giáo sau khi nghỉ hè. Chúc các con có kì nghỉ hè an toàn và lý thú!) LUYỆN TẬP ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi 1. “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b) Khái quát nội dung chính của đoạn văn? c) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? d) Biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn văn là gì? Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của nó? 2. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp.Tre, nứa, mai vẫn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. a) Khái quát nội dung chính của đoạn văn? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? c) Dưới bóng tre xanh người dân Việt Nam làm những gì? d) Biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn văn trên là gì? Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của nó? 3. “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.” a) Khái quát nội dung chính của đoạn văn? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? c) Tìm các tính từ trong đoạn văn d) Nêu các biện pháp nghệ thuật đặc sắc? Nêu tác dụng? 4. Mưa Rơi Sủi bọt Đội sấm Mưa Rơi Cóc nhảy chồm chỗm Đội chớp Ù ù như xay lúa Đất trời Chó sủa Đội cả trời Lộp bộp Mù trắng nước Cây lá hả hê mưa Lộp bộp Mưa chéo mặt sân Bố em đi cày về
- 2 a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? b) Nội dung chính của đoạn thơ là gì? c) Đoạn thơ sử dụng thành công phép tu từ nào? Hãy chỉ rõ? 5. Anh đội viên nhìn Bác Rồi Bác đi dém chăn Càng nhìn lại càng thương Từng người, từng người một Người cha mái tóc bạc Sợ cháu mình giật thột Đốt lửa cho anh nằm" Bác nhón chân nhẹ nhàng.” a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? b) Nội dung chính của đoạn thơ là gì? c) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ? Hãy chỉ rõ d) Chỉ ra những hành động thể hiện sự quan tâm của Bác đối với các anh đội viên? e) Qua đoạn thơ trên em học được đức tính gì của Bác? 6. “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như một mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b) Nội dung chính của đoạn văn là gì? c) Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng thành công? Hãy chỉ ra các phép so sánh đó? d) Đoạn văn trên khơi gợi cho em tình cảm gì với biển đảo quê hương. Vai trò của biển đối với đời sống con người? Là học sinh em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo? 7. “Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông tỏa ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.” a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b) Nội dung chính của đoạn văn là gì? c) Tìm các chi tiết trong đoạn văn cho thấy biểu hiện mùa xuân về? d) Câu “Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi”sử dụng phép tu từ nào? Chỉ rõ? e) Tìm các phó từ chỉ quan hệ thời gian trong đoạn văn? 8. “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? Hãy chỉ rõ?
- 3 c) Em hiểu tình mẫu tử là gì? Em có thể làm gì để báo đáp tình mẫu tử? d) Tìm ít nhất 2 câu thơ hoặc ca dao về tình mẫu tử mà em biết? 9. “Tre lũy làng thay lá. Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trông như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, trời tạnh, mối cánh chuồn chuồn đang cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo ngây thơ hứa hẹn sự trưởng thành. Lòng yêu quê được bộc lộ từ lúc nào không rõ!” a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? b) Cho biết đoạn văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ c) Tre lũy làng thay lá thể hiện ở các chi tiết nào? d) Theo em lòng yêu quê của con người là như thế nào? Em có thể làm gì để thể hiện lòng yêu quê hương? 10. “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì ” a) Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Kể theo lời của nhân vật nào? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? c) Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái là gì? Tại sao người anh lại có tâm trạng như vậy? d) Qua nhân vật người anh, em rút ra được bài học gì? e) Nội dung đoạn văn: Kể tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh giải nhất của em gái? Đề 1 Phần I. Trắc nghiệm 1. Từ nào sau đây là từ láy? A. Thiên thần C. Lủi thủi B. Thần thông D. Thạch Sanh 2. Có mấy cụm danh từ trong câu “Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông” A. Một cụm C. Ba cụm B. Hai cụm D. Bốn cụm 3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì? A. bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống B. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí C. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng D. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán 4. Từ nào sau đây có kiểu cấu tạo khác với các từ còn lại? A. Mưa nắng C. Học sinh
- 4 B. Con cháu D. Đất nước 5. Xác định tính từ trong các từ sau ? A. Vùng dậy C. Oai phong B. Vươn oai D. Bước lên 6. Bà mẹ Manh Tử là người như thế nào? A. Là người mẹ biết cách dạy dỗ con bằng cách tạo một môi trường tốt nhất cho con. B. Là người mẹ đã tự làm tấm gương tốt để giáo dục đạo đức cho con. C. Là người mẹ tần tảo để làm việc nuôi con. D. Tất cả đều đúng 7. Trong câu “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người” có mấy động từ? A. Một động từ C. Ba động từ B. Hai động từ D. Bốn động từ 8. Trong câu “Viên quan ấy đã đi nhiều hơn, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người” có mấy cụm động từ? A. Một cụm động từ C. Ba cụm động từ B. Hai cụm động từ D. Bốn cụm động từ II. Cho đoạn văn và trả lời “Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi dời từng ngọn núi, dựng thành lũng đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân” 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt? 2. Văn bản thuộc thể loại truyện gì? Nêu đặc điểm (em có hiểu biết gì), thể loại nào? 3. Nêu nội dung của đoạn văn? 4. Tìm cụm danh từ trong đoạn văn? 5. Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của em về tác hại của thiên tai lũ lụt đối với đời sống của người dân hiện nay? III. Tập làm văn Em hãy kể một việc làm tốt. Đề 2 I. Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách chọn câu trả lời đúng nhất và viết lại vào bài thi 1. Trong các cụm từ sau cụm nào là cụm danh từ A. Cất tiếng kêu ồm ộp B. Các con vật kia C. Oai như một vị chúa tể D. Các câu A, B, C 2. Trong câu văn sau có mấy cụm tính từ “Trên trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không”
- 5 A. Một cụm tính từ B. Hai cụm tính từ C. Ba cụm tính từ D. Bốn cụm tính từ 3. Trong câu sau có mấy cụm động từ “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi” A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm 4. Trong câu sau có mấy chỉ từ? “Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng tăng” A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 5. Các từ sau đây hiểu là số từ hay lượng từ? (Từ gạch chân) “Con đò trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm” A. Số từ B. Lượng từ 6. Trong bài thơ sau có mấy số từ “Một canh hai canh lại ba canh Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” A. Hai B. Ba C. Sáu D. Năm 7. Từ nào sau đây là từ Hán Việt A. gia nhân B. cha mẹ C. đất nước D. sách vở 8. Từ nào là từ láy ? A. Tươi tốt B. Đông đủ C. Xanh tốt D. Xanh xao II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Đọc đoạn trích sau để trả lời câu hỏi “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt, vừa lúc đó sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trương, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa. Tráng sĩ . Đến đây, một mình, một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt ở lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” 1. Đoạn văn trên trích ra từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể truyện gì? 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn? Chi tiết đánh xong giặc Thánh Gióng bay về trời có nhiều ý nghĩa, nêu ý nghĩa chi tiết đó. 3. Nội dung đoạn văn. Đặt nhan đề cho đoạn 4. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội Khỏe Phù Đổng? Em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lợi ích của thể dục thể thao? III. Tập làm văn Em hãy kể về sự đổi mới của quê hương em. (Hoặc kể về 1 cuộc gặp gỡ với người thân sau nhiều năm xa cách)
- 6 (Kể giấc mơ gặp nhân vật truyện cổ tích hoặc truyền thuyết) (Tưởng tượng 10 năm về thăm trường cũ. Kể lần về thăm đó) Đề 3 Phần I. Trắc nghiệm 1. Câu văn “Mỗi khi đi qua cầu Long Biên” mắc phải lỗi nào? A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu bổ ngữ 2. Lượng từ là những từ? A. Chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật C. Chỉ người, vật, hiện tượng B. Chỉ số lượng và thứ tự của sự vật D. Chỉ hoạt động, trạng thái sự vật 3. Câu văn “Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!” có bao nhiêu phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 4. Trường hợp nào sau đây sử dụng phép tu từ ẩn dụ? A. Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương B. Em thấy cơn mưa rào Ướt tiếng cười của bố C. Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về D. Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh 5. Dòng nào sau đây nêu chính xác các từ mượn A. đất nước, buôn bán, trang chủ C. Sơn Tinh, núi đồi, máy bay B. nhà cửa, tấp nập, linh đình D. gia nhân, tráng sĩ, phu nhân 6. Câu văn “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” có sử dụng biện pháp tu từ. A. So sánh B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 7. Câu văn “Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người” có mấy động từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 8. Từ “bụng” được sử dụng với nghĩa gốc trong câu A. Anh ấy tốt bụng C. Suy bụng ta ra bụng người B. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc D. Ăn cho ấm bụng Phần II. Tự luận Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
- 7 “Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” a) Đoạn văn bản trích trong văn bản nào? Của ai? b) Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì? c) Biện pháp tu từ nổi bậy được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? Em hãy chỉ rõ biện pháp tu từ đó? d) Quan đoạn văn bản trên em hãy cho biết sông ngòi có giá trị gì với sinh hoạt và sản xuất của con người? Là học sinh em có thể làm gì để bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông? Câu 2: Tả một cảnh đẹp quê hương em (dòng sông, con đường, cánh đồng ) Đề 4 Phần I. Tiếng việt 1. Trong câu “Mùa xuân xinh đẹp đã về! Đàn chim đi tránh rét cũng sắp về!” có mấy phó từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 2. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” sử dụng phép tu từ A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ 3. Dòng nào dưới đây nêu chính xác từ ghép A. bàn ghế, sâu sia, ăn ở, xinh đẹp B. xa xôi, hồng hào, sách vở, tươi tốt C. đỏ đen, đi đứng, đẹp đẽ, học hành D. quần áo, bạn bè, lao xao, tươi tắn 4. Dòng nào dưới đây không sử dụng phép tu từ ẩn dụ A. Người cha mái tóc bạc B. Ngày Huế đỏ máu C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây D. Thuyền về có nhớ bến chăng 5. Từ nào trong các cụm từ sau được dùng với nghĩa gốc Chân (đau chân); mắt (mắt na); đầu (đầu giường) Tay (tay lái); mũi (mũi dao); bụng (béo bụng) A. Từ “tay” và từ “bụng” mang nghĩa gốc B. Từ “chân” và từ đầu” mang nghĩa gốc C. Từ “mũi” và từ “mắt” mang nghĩa gốc D. Từ “chân” và từ “bụng” mang nghĩa gốc 6. Trong các từ sau, từ nào không phải từ Hán Việt A. Hùng dũng B. Trịnh trọng C. Rung ring D. Hãnh diện 7. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu “Hai cái răng đen nháy lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy” A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
- 8 8. Các từ “nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, hiền lành, cao quý” thuộc từ loại A. Danh từ B. Tính từ C. Phó từ D. Động từ II. Đọc hiểu văn bản Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai” 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? 2. Em hãy nêu nội dung đoạn văn bản? 3. Đoạn văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? 4. Đoạn văn bản đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của phép tu từ đó? 5. Qua đoạn văn bản đã khơi gợi cho em tình cảm gì với thiên nhiên, vạn vật xung quanh? Hãy cho biết vai trò của rừng? Em có thể làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống xung quanh? III. Tập làm văn Đề 1: Em hãy miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve mùa hè. Đề 2: Tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.