Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 95, Bài 40: Lực là gì? - Trường THCS Mỹ Thắng

pptx 24 trang Hiền Nhi 01/02/2025 780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 95, Bài 40: Lực là gì? - Trường THCS Mỹ Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_tiet.pptx

Nội dung tài liệu: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Tiết 95, Bài 40: Lực là gì? - Trường THCS Mỹ Thắng

  1. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? Tuy chưa học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được những lực nào trong các hình trên?
  2. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo
  3. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B Ví dụ 1: Bạn Hà đẩy ghế làm ghế dịch chuyển, khi đó bạn Hà tác dụng lực đẩy lên ghế. Ví dụ 2: Bạn Nam kéo sợi dây chun làm dây chun dãn ra, khi đó bạn Nam tác dụng lực kéo lên sợi dây
  4. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo Nam châm hút Trái đất hút Gió đẩy Chiếc vợt đỡ vật bằng sắt sắt quả cam cánh buồm quả bóng
  5. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo II/ Tác dụng của lực.
  6. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo II. Tác dụng của lực. 1. Lực và chuyển động của vật.
  7. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1) Quan sát H40.2-SGK, chọn cụm từ thích hợp hoàn thành các câu sau: (chuyển động nhanh dần, chuyển động chậm dần, bắt đầu chuyển động, dừng lại, đổi hướng chuyển động) a) Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng (1) bắt đầu chuyển động b) Bóng đang lăn trên sân, lực cản của cỏ trên sân làm bóng (2) chuyển động chậm dần c) Bóng đang bay về phía khung thành thì bị hậu vệ phá sang trái. Lực của hậu vệ làm bóng (3) đổi hướng chuyển động d) Bóng bay vào trước khung thành, bị thủ môn bắt dính. Lực của thủ môn làm bóng (4) dừng lại e) Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng (5) chuyển động nhanh dần
  8. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo II. Tác dụng của lực. 1. Lực và chuyển động của vật. - Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ chuyển động của vật, thay đổi hướng chuyển động của vật.( thay đổi chuyển động) Ví dụ 1: Lực đẩy của tay tác dụng lên bàn làm chiếc bàn đang đứng yên thì chuyển động.
  9. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo II. Tác dụng của lực. 1. Lực và chuyển động của vật. 2. Lực và hình dạng của vật. - Lực tác dụng lên vật có thể làm biến dạng vật. Ví dụ: Lực của tay khi bóp quả bóng bay làm quả bóng bị bẹp.
  10. VD 1: Quan sát các hình ảnh dưới đây, điền các từ còn thiếu vào chỗ trống. Tay tác dụng lực kéo Vận động viên tác Con ngựa tác dụng lực làm các lò xo dụng lực làm cây sào vào xe làm xe . . . chuyển động biến dạng (dãn ra) bị . . biến dạng(cong)
  11. Thủ môn tác dụng một lực lên Chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng một quả bóng khiến cho quả bóng lực làm quả bóng vừa thay đổi tốc độ đang chuyển động bị . dừng lại .vừa đổi hướng chuyển động
  12. Tiết 95 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B II. Tác dụng của lực. - Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật. Nhiệm vụ về nhà: 1. Học thuộc I, II 2. Lấy 3 ví dụ có xuất hiện lực trong cuộc sống hàng ngày, chỉ ra tác dụng của lực trong ví dụ đó.
  13. Tiết 96 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? Kiểm tra bài cũ: 1- Lực là gì? Lấy 3 ví dụ thực tế về lực? - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B 2- Nêu các tác dụng của lực? Lấy ví dụ và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó? - Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.
  14. Tiết 96 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Biến đổi Biến đổi Biến đổi Lực không tiếp xúc Biến dạng chuyển động Lựcchuyển động không tiếp xúc Lựcchuyển động tiếp xúc Lực tiếp xúc Lực hút của nam châm Lực hút của trái đất Lực đẩy của gió tác Lực đẩy của bóng tác dụng lên ghim sắt tác dụng lên quả cam dụng lên cánh buồm tác dụng lên mặt vợt
  15. Tiết 96 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. - Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. VD: Lực của tay đẩy cánh cửa làm của mở ra. - Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. VD: Lực của nam châm hút chiếc đinh sắt lại gần nó.
  16. Tiết 96 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Lực không tiếp xúc Lực tiếp xúc
  17. Tiết 96 - BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. IV. Vận dụng. Câu 1: Xác định tên lực( lực kéo, đẩy, hút ), tác dụng của lực và loại lực trong các trường hợp sau ? Tên lực Tác dụng của lực Loại lực Biến đổi chuyển 1. Kéo bàn dịch chuyển Lực kéo Lực tiếp xúc động 2. Nén lò xo Lực đẩy Biến dạng Lực tiếp xúc 3. Nam châm hút miếng Biến đổi chuyển Lực hút Lực không tiếp xúc sắt lại gần động
  18. Câu 2: Lực nào sau đây không phải là lực đẩy? A. Lực của vận động viên đẩy tạ dùng để ném quả tạ. B. Lực của tay học sinh tác dụng làm bay tàu bay giấy. C. Lực của tay học sinh tác dụng vào cặp khi xách cặp đến trường D. Lực của lò xo bị ép tác dụng vào tay người.
  19. Câu 3: Lực nào sau đây không phải lực kéo? A. Lực của vật treo trên sợi dây tác dụng vào sợi dây. B. Lực của không khí tác dụng vào quả bóng làm quả bóng bay lên. C. Lực của tay người tác dụng vào lò xo làm lò xo dãn ra. D. Lực của lò xo tác dụng vào tay khi nó đang bị dãn.
  20. Câu 4: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy 1 chiếc xe. D. Đọc một trang sách.
  21. Câu 5: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
  22. Câu 6: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường? A. Lực của búa tác dụng vào đinh. B. Lực của tường tác dụng vào đinh. C. Lực của đinh tác dụng vào búa. D. Lực của búa tác dụng vào tường.
  23. BÀI 40: LỰC LÀ GÌ? I. Lực và sự đẩy - kéo - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Khi vật A đẩy hoặc kéo vật B ta nói vật A tác dụng lực lên vật B II. Tác dụng của lực. - Lực tác dụng lên vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật. III. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. - Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực. - Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.